Home/Văn Hóa/Nóng vội là kẻ thù lớn nhất của tâm trí, tâm càng vội thì việc càng khó thành
Văn Hóa

Nóng vội là kẻ thù lớn nhất của tâm trí, tâm càng vội thì việc càng khó thành

Một người vội vã, nhìn bề ngoài thì tưởng như là làm việc nhanh, mất ít thời gian hơn, nhưng đến khi không đạt được kết quả thì mọi thời gian và công sức đều là phí hoài. Cho nên, khi gặp sự tình cần giải quyết, chúng ta cần tĩnh hạ tâm xuống, dùng tâm thái bình tĩnh ôn hòa để làm việc. 

Cổ nhân có câu nói “dục tốc bất đạt”?, khi người ta muốn làm một sự tình nào đó thật mau chóng thì cái tâm của người ta sẽ bị quýnh lên và vội vã hơn. Do đó, họ dễ dàng bị rơi vào tình thế rối ren, hoảng loạn. 

Một khi tâm bị hoảng loạn thì sẽ khiến sự tình bị  phức tạp hóa. Kết quả khiến cho sự tình không thành, thậm chí còn làm hỏng việc. Chỉ khi tâm của một người có thể trầm tĩnh thì mới nhìn được rõ vấn đề.

Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để bái sư học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ: Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải mất bao lâu mới trở thành một kiếm sĩ?

Có lẽ 10 năm – Vị sư phụ trả lời.

Người thanh niên đáp: Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?

Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp: Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.

Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng: Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.

Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.

Những người quá nóng nảy, làm gì cũng muốn mau mau chóng chóng đạt được kết quả thì trái lại càng dễ mất thời gian và hỏng việc. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Thà đi bộ còn hơn cưỡi ngựa mà ngã”. Vậy nên muốn nhanh thì phải… từ từ.

Ở một bến đò, có một vị thư sinh cùng một người hầu mang theo hành lý muốn đi vào thị trấn. Thị trấn ước chừng cách đó khoảng hai dặm đường, nhưng trời đã bắt đầu tối.

Người thư sinh này lo lắng hỏi người chủ đò: “Xin hỏi, liệu tôi còn kịp vào thị trấn trước khi cửa thành đóng không?”

Người chủ đò trả lời: “Cứ bình tĩnh, cửa thành vẫn còn đang mở, vội vàng có khi cửa thành lại đóng mất rồi.” 

Người thư sinh nghe xong, tức giận vì cho rằng chủ đò đang giễu cợt mình nên bước đi ngay lập tức. Hai chủ tớ họ đi đến giữa đường thì người hầu vì nóng vội nên đột nhiên bị ngã, khiến cho đống sách bị văng trên mặt đường.

Người hầu quá lo lắng, ngồi khóc, không đứng ngay lên được. Hai người họ phải sắp xếp rồi buộc đống sách lại cẩn thận mới có thể lên đường. Đến nơi thì cửa thành đã đóng lại rồi.

Bấy giờ, người thư sinh kia mới ngẫm nghĩ: “Câu nói của người chủ đò thật có tính triết lý!”

Người ta thường trượt dài vào cái hố không đáy mang tên thất vọng khi nhận thấy mọi việc không tiến triển nhanh như mình mong đợi. Điều bạn cần nhớ là “sông có khúc, người có lúc”. Có khó khăn, có gian khổ mới có vinh quang. 

Tốt hơn hết, bạn nên coi may rủi như những ngã rẽ trên hành trình của mình. “Trong cái rủi có cái may”, may chưa chắc lúc nào cũng tốt, rủi không hoàn toàn là điềm xấu; cũng giống như bạn không thể nói trước được mình đi theo hướng nào thì có lợi.

Một người vội vã, nhìn bề ngoài thì tưởng như là làm việc nhanh, mất ít thời gian hơn, nhưng đến khi không đạt được kết quả thì mọi thời gian và công sức đều là phí hoài. 

Cho nên, khi gặp sự tình cần giải quyết, chúng ta cần tĩnh hạ tâm xuống, dùng tâm thái bình tĩnh ôn hòa để làm việc. 

Dù phải nhanh tay đến mấy cũng không nên để tâm mình bị ảnh hưởng. Sự tỉnh táo sẽ khiến sự tình được hoàn thành một cách tốt nhất, có kết quả tốt nhất.

Chân Kiến biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *