Home/Văn Hóa/Gia đình chín thế hệ duy nhất trong lịch sử, chín trăm người sống chung một nhà, hòa hợp vui vẻ
Văn Hóa

Gia đình chín thế hệ duy nhất trong lịch sử, chín trăm người sống chung một nhà, hòa hợp vui vẻ

Trong gia đình, cha con không Nhẫn sẽ mất đi sự nhân từ và lòng hiếu thuận, anh em không Nhẫn sẽ mất đi lòng yêu thương kính trọng, bạn bè không Nhẫn sẽ mất đi tình nghĩa bằng hữu, vợ chồng không Nhẫn thì sẽ tranh luận, bất hòa lẫn nhau.

“Sách Cổ Đường” có ghi chép rằng, có một lão bối tên Trương Công Nghệ, quê ở huyện Thọ Chương, tỉnh Sơn Đông, tương truyền ông là cháu đời thứ 26 của Trương Lương thời nhà Hán, sinh vào thời Nam Bắc Triều, mất vào năm thời triều đại nhà Đường, thọ 99 tuổi, trải qua 3 triều đại, gia tộc có 9 thế hệ cùng chung sống.

Tổ tiên của ông đề cao triết lý Nho giáo “Nhẫn, Nghĩa, Lý, Nhường”, lưu giữ nề nếp gia phong từ đời này qua đời khác, nhân khẩu thịnh vượng, dòng họ không ly tán, không chia bè kết phái, mọi người trong gia đình chung sống với nhau hòa hợp, mọi người cư xử có phép tắc, gia phong.

Đến thế hệ của Trương Công Nghệ, gia đình đã có chín thế hệ, chín trăm người sống chung một nhà, hòa hợp vui vẻ. Trong gia đình có thể chung sống hòa hợp với nhau, không thường xuyên xảy ra những xích mích và những tranh chấp vụn vặt. Lời giáo huấn mà Trương Công Nghệ nhận được từ tổ tiên đi trước, chính là một chữ “Nhẫn”.

Ông thường giáo huấn với các thành viên trong gia tộc: “Cha con không Nhẫn sẽ không còn nhân từ hiếu thuận, anh em không Nhẫn mất đi lòng yêu thương kính trọng, bạn bè không Nhẫn mất đi tình nghĩa bằng hữu, vợ chồng không Nhẫn thì sẽ tranh luận, bất hòa lẫn nhau”.

Một chữ “Nhẫn” có thể đi khắp thiên hạ, chữ Nhẫn có thể “khiến xa hóa gần”, Nhẫn được trước cảnh đói rét cơ hàn mới có thể làm nên việc lớn, Nhẫn được cảnh chăm chỉ cực khổ mới có thể tích lũy dư thừa, Nhẫn được dục vọng hoang dâm mới có thể khiến thân tâm an lạc, bách bệnh tránh xa.

Bầu không khí an hòa trong gia tộc khiến những con vật nuôi trong nhà cũng có thể cảm nhận được. Khi cả trăm chú chó trong nhà đang ăn, nếu thiếu một trong số đó, tất cả những chú chó khác sẽ không đến ăn, phải đợi chú chó vắng mặt quay trở về mới chịu ăn chung.

Gia đình hòa thuận thì vạn sự hưng thịnh, phát tài, đạo đức gia đình cũng nâng cao lên.

Người ngoài đến vay tiền và lương thực, nếu không trả nợ đúng hạn thì Trương Công Nghệ cũng không bao giờ ép nợ. Đôi lúc người trong nhà thấy không vừa ý, Trương Công Nghệ thuyết phục rằng: “Nếu họ đều giống như chúng ta, cái gì cũng có, thì họ còn đến tìm chúng ta làm gì?”

Giáo huấn trong gia đình “cha mẹ nhân hậu, con cái hiếu thảo, anh em hòa thuận, nhường nhịn lẫn nhau, mẹ chồng con dâu hòa hợp, mẹ ghẻ con chồng yêu thương nhau” khiến các thành viên trong gia đình thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, đối xử công bằng, hợp tình hợp lý.

Mọi người đều đối xử với cha mẹ người khác cũng giống như đối với cha mẹ của mình, quan tâm, chăm sóc con cái của khác cũng giống như chăm sóc con cái của chính mình.

Đồng thời, phàm là làm mọi việc đều đặt chữ “Nhẫn” lên hàng đầu, xảy ra bất cứ vấn đề gì, mọi người đều có thể bao dung, nhường nhịn, thấu hiểu lẫn nhau.

Khảo nghiệm chữ “Nhẫn” lần thứ 100 do Thần tiên đặt ra

Theo truyền thuyết dân gian, Ngọc Hoàng thấy được tấm lòng khoan dung, “Nhẫn” nhịn của Trương Công Nghệ vượt khỏi cảnh giới của người thường, có thể nhẫn chịu những việc mà người thường khác khó có thể nhẫn chịu được, Trương Công Nghệ đã có thể nhẫn chịu 99 điều trong 100 điều.

Vì để Trương Công Nghệ đạt đến tầng thứ cao hơn của chữ Nhẫn, Ngọc Hoàng quyết định khảo nghiệm ông một lần nữa.

Một hôm, cháu trai cả của Trương Công Nghệ làm lễ thành hôn, trước cửa mọi người đánh trống khua chiêng, bên trong mọi người mở tiệc lớn, người ra vào đông đúc náo nhiệt. Một ông lão ăn mày nhếch nhác cũng đến và nói: “Cung hỷ, cung hỷ. Liệu vãn bối có thể dùng bữa tối với người nhà Ngài không?”. Trương Công Nghệ vui vẻ đồng ý, ông lão ăn mày thản đãng bước vào nhà.

Trương Công Nghệ bố trí một ví trí phía dưới cho ông ngồi, không ngờ, ông nói: “Sao ngài bố trí cho vãn bối ngồi ở vị trí phía dưới, vãn bối ta muốn ngồi ở phía trên kia.” Trương Công Nghệ thấy ông lão có chút hàm hồ, liền nói: “Vị trí phía trên dành cho những người có thân phận, ông không ngại cách ăn mặc của ông có phần thiếu lịch sự ư?”

Ông lão ăn mày nói: “Vãn bối ăn vận rách rưới xấu xa, không có nghĩa vãn bối là người xấu, ăn vận đẹp, cũng không chứng minh rằng vãn bối là người đạo đức cao thượng. Một người có đạo dưỡng như Ngài đây, sao có thể đánh giá một người qua diện mạo của họ?”. Trương Công Nghệ nghe xong, vội vàng chắp tay quay lại chào khách, sau đó sắp xếp cho ông một ví trí ngồi phía trên.

Ăn uống xong, ông lão ăn mày vẫn không chịu rời đi, sau đó ông đưa ra một yêu cầu: “Đêm nay vãn bối không về, muốn tá túc ở đây một đêm. Ta ngủ ở phong tân hôn nhất định là thoải mái “. Mọi người nghe xong ai nấy đều phẫn nộ bất bình, Trương Công Nghệ cũng không chịu nổi nữa, liền nói: “Ông lão ăn mày nói chuyện thật hàm hồ, sao lại đưa ra yêu cầu vô lý như vậy được?”

Lão ăn mày vừa cười, nói: “Thật không thể chịu nổi, sao Ngài lại bất nhẫn như vậy được. Thiết nghĩ, vãn bối ngủ ở phòng tân hôn không có gì là sai, vãn bối ta đây đi ăn xin khắp nơi coi bốn bể là nhà, ở đâu cũng là nhà. Lần này vãn bối xem xem, Ngài có thể buông tâm được không”.

Trương Công Nghệ nghe xong, quay sang giải thích và thuyết phục mọi người và đôi tân lang tân nương. May mắn là, người nhà họ Trương đều là những người có đạo đức phẩm hạnh cao, làm mọi việc đều lấy Nhẫn làm đầu.

Dưới sự thuyết phục của Trương Công Nghệ, mọi người đều nguôi ngoai sự bất bình, phòng tân hôn nhường lại cho ông lão ăn mày. Ông lão ăn mày vào trong phòng rồi ngủ thiếp đi, cả đêm hôm đó mọi chuyện đều bình an vô sự.

Ngày hôm sau, Trương Công Nghệ đến phòng tân hôn gọi ông lão ăn mày, nhưng không có tiếng động, ông dùng tay vén chăn lên. Ông sửng sốt, không thấy bóng dáng của ông lão ăn mày, trên giường chỉ có tượng của Thái Bạch Kim Cương làm bằng vàng.

Trên tượng vàng có một câu đối: “Nhất cần thiên hạ vô nan sự, bách nhẫn đường trung hữu thái hòa”, tức “cần cù thiên hạ không việc khó, nhường nhịn trong nhà ắt ấm êm”.

Sau này khi Trương Công Nghệ qua đời, người đời sau đã lập “Bách Nhẫn Đường” để tưởng nhớ ông.

Có thể nói rằng, sức mạnh của Nhẫn là phi thường to lớn, mạnh mẽ. Có thể hóa giải mọi bất hòa trong gia đình, khiến cho một gia tộc trở nên hưng thịnh, để lại cho thế hệ muôn đời sau những bài học giáo huấn sâu sắc.

Nhẫn có thể làm cho nhân cách con người cao thượng hơn, nhận được sự kính trọng của mọi người. Và chỉ những người có thể nhẫn chịu được những điều mà người thường khó nhẫn, mới có thể làm nên đại sự.

Nguồn: Epochtimes

Chân Nhiên biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *