Home/Văn Hóa/Vận mệnh, tướng mạo có thật sự biến đổi theo tâm?
Văn Hóa

Vận mệnh, tướng mạo có thật sự biến đổi theo tâm?

“Tấm thân bảy thước chẳng bằng khuôn mặt bảy tấc; khuôn mặt bảy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”.

Từ tướng biết tâm, từ tâm biết mệnh

Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.

Xinh đẹp cũng là do phúc báo, Phúc báo nào cũng đều có căn nguyên của nó. (Ảnh ĐKN)

Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Nửa đời trước là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.

Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, thần thái toát lên vẻ an hòa, tự tại khiến người gặp gỡ thấy thoải mái ngay cả khi chưa nói chuyện. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, càng tiếp xúc càng thấy khuôn mặt dẫu đẹp cũng không có cảm tình.

Vậy Tâm – Tướng – Mệnh là gì? Mối liên hệ chặt chẽ của 3 yếu tố này đối với sinh mệnh một người.

Tâm là: Trong tiếng Hán chữ tâm (“心”) được hiểu theo nghĩa bề mặt chính là chỉ trái tim của một người. Còn trong Phật gia, Đạo gia đều nói đến tâm rất nhiều và có ý nói về ý tinh thần, được thể hiện qua ý thức, tư tưởng, suy nghĩ của một người. Nó là thể hiện ở tinh thần con người trong trạng thái tư duy bị chi phối bởi ý thức, tư tưởng của một người. Tâm một người mà tốt thì tư tưởng của họ cũng tốt thể hiên sự bao dụng, độ lượng, sống luôn nghĩ cho người khác, không vụ lợi, ích kỷ cho bản thân, sống chân thành, chân thật, trong tâm luôn mang thiện miện, luôn biết nhẫn trước mọi nghịch cảnh.

Chữ tâm (“心”) là chỉ nội tâm, tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành. Trong chữ chữ đức (“德”) thì chữ Tâm (“心”) là bộ phận dưới cùng của chữ đức đức, ý nói đức là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi. Muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Vậy mới nói chữ tâm có thể quyết định mọi chuyện xảy ra trong đời một người.

Tướng là: Trong tiếng Hán chữ tướng dùng để chỉ tướng mạo, hình dáng của người. Nhân tướng học của Trung Quốc cổ đại nghiên cứu về tướng mạo con người trong đó có tướng người, tướng khuôn mặt, tướng ăn, tướng nói, tướng cười, tướng mằn ngủ của một người…vv. Còn trong giới tu luyện người ta nhìn nhận tướng là chỉ phong thái của một người được biểu đạt thông qua cử chỉ, hành động, lời nói, ánh mắt. Người có tướng tốt chính là người có phong thái cao mà phong thái lại xuất phát chính từ nội tâm.

Mệnh là: “Mệnh” là một khái niệm vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống. Mạnh Tử nói: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã“ (Tạm dịch: Việc mình không có ý làm, mà thành, đó là do ý Trời là vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, đó là do mệnh Trời là vậy.)

Trong “Đổng Trọng Thư truyện”, Đổng Trọng Thư viết: “Thiên lệnh chi vị mệnh” (Tạm dịch: Lệnh của Trời được gọi là mệnh). Bởi vậy, “mệnh” và Trời là có liên quan với nhau, cũng được gọi là “nhân mệnh quan thiên”. Vậy nên, mệnh cũng được gọi là “thiên mệnh”. Tức, mệnh hoặc thiên mệnh là tiên thiên, là điều “khi sinh mang theo đến”, hay cũng nói là Trời định.

Biên tập: Lan Hương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *