Home/Văn Hóa/Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2000 năm sau?
Văn Hóa

Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2000 năm sau?

Gia Cát Lượng, biểu tự Khổng Minh, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc.

Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.

Không chỉ có tài năng hơn người, ông còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Con trai và cháu nội của Gia Cát Lượng cũng kế thừa chí nguyện bảo vệ nhà Hán của ông và đã anh dũng tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ, tạo nên tấm gương “Trung nghĩa truyền gia thế vô song, Ba đời trung liệt chiếu sử xanh” nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát.

Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng “xuất quỷ nhập thần”, đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).

Có rất nhiều điều mà con người không lý giải được. Lúc nhỏ xem Tam Quốc diễn nghĩa, điều khiến tôi khó hiểu nhất là vì sao người ta có thể qua bói toán mà biết trước được những sự việc chưa xảy ra. Đối với tôi, đó là những chi tiết thú vị nhất nhưng cũng khó hiểu nhất. Gia Cát Lượng sống ở vùng Long Trung, ông chưa từng bước chân khỏi quê nhà của mình nhưng đã biết được việc thiên hạ sẽ chia ba. Thời bấy giờ không có báo chí, đài phát thanh hay điện báo, sao ông có thể biết được rõ ràng những chuyện đại sự trong thiên hạ đến vậy?

Tam Quốc diễn nghĩa, “hồi thứ 57”: Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, ban đêm quan sát thiên văn thấy sao rơi xuống đất, liền cười nói: “Chu Du đã chết rồi.” Đến sáng, nói lại với Huyền Đức. Huyền Đức cử người đi thám thính, quả nhiên đã chết rồi. Huyền Đức hỏi Khổng Minh rằng: “Chu Du đã chết, mọi chuyện sẽ thế nào?” Khổng Minh nói: “Người lãnh binh thay Chu Du ắt là Lỗ Túc. Lượng quan sát thiên tượng, thấy sao Tương tụ ở phương đông. Lượng sẽ lấy cớ viếng lễ tang sang Giang Đông một chuyến để tìm hiền sĩ phò trợ chúa công.” Huyền Đức nói: “Chỉ e là tướng sĩ quân Ngô sẽ hãm hại tiên sinh.” Khổng Minh nói: “Khi Du còn sống Lượng còn chẳng sợ, nay Du đã chết còn lo gì nữa?”

Sau liền cùng Triệu Vân dẫn theo 500 quân sĩ, chuẩn bị lễ vật, xuống thuyền đến Ba Khâu đưa tang. Trên đường đi, thám thính được Tôn Quyền đã phong Lỗ Túc làm đô đốc, linh cữu Châu Du đã đưa về Sài Tang. Đoạn này nói Gia Cát Lượng nhìn thấy sao Tương rơi liền biết được Chu Du đã chết, đồng thời, trước chuyến đi sang Đông Ngô lần này ông không hề lo sợ cho tính mạng của mình. Tại sao như vậy, bởi ông đã biết trước rằng lần này đến Đông Ngô, dẫu cho bao nhiêu người căm hận ông nhưng mạng sống của ông vẫn bảo toàn.

“Hồi thứ 63”: Lại nói khi Khổng Minh ở Kinh Châu, vào dịp tết Thất tịch, chúng quan mở hội yến tiệc cùng bàn về việc thu hồi Kinh Châu. Bỗng thấy một ngôi sao to như cái đầu xuất hiện ở phía tây, từ trên trời rơi xuống, ánh sáng tỏa ra bốn phía. Khổng Minh thất kinh, ném ly xuống đất, ôm mặt khóc rằng: “Bi ai thay! Đau xót thay!” Chúng quan hoảng hốt hỏi duyên cớ.

Khổng Minh nói: “Trước đây ta đoán rằng năm nay sao Thiên Cương ở hướng tây sẽ bất lợi cho quân sư; Thiên Cẩu xâm phạm quân ta, sao Thái Bạch ở gần Lạc Thành, ta đã gửi thư cho chúa công dặn phải đề phòng cẩn thận. Ngờ đâu đêm nay sao rơi phía tây, mạng sống của Bàng Sĩ Nguyên ắt đã chấm hết rồi!”

Nói xong, lớn tiếng khóc rằng: “Hôm nay, chúa công chúng ta đã mất đi một cánh tay rồi!” Chúng quan đều thất kinh, chưa tin lời ông. Khổng Minh nói: “Trong mấy ngày nữa, ắt có tin tức.” Tiệc rượu chưa kịp vui đã tàn cuộc. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin báo rằng quân sư Bàng Thống bị tên bắn chết trước gò Lạc Phượng.

“Hồi thứ 103”: Đang đêm, Khổng Minh đang ốm vẫn ra khỏi lều, ngẩng đầu quan sát thiên văn, ông vô cùng kinh hãi liền vào lều bảo với Khương Duy rằng: “Mệnh ta nội trong sớm tối nay mà thôi!” Duy nói: “Thừa tướng sao lại nói những lời như vậy?”. Khổng Minh nói: “Ta thấy trong sao Tam Đài, sao khách sáng lạn gấp bội, sao chủ u tối, các chòm sao tương phụ nhau, ánh sáng của nó đã mờ tối: thiên tượng như vậy, mệnh ta có thể tự rõ được!”

Cùng lúc đó, Tư Mã Ý—một đối thủ đang cố thủ trong một doanh trại khác—bỗng một đêm ngẩng đầu quan sát thiên văn, vô cùng mừng rỡ nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy sao Tương mất vị trí, Khổng Minh ắt đang mắc bệnh nặng, không lâu sẽ chết.”… Khổng Minh vứt kiếm mà than rằng: “Sống chết có số, không thể cưỡng cầu được!” Ngay đêm hôm đó, Khổng Minh lệnh cho người dìu ra ngoài, ngẩng đầu nhìn sao Bắc Đẩu, chỉ về một ngôi sao xa xôi nói: “Kia là tướng tinh của ta đó.” Mọi người nhìn theo, thấy ngôi sao đó màu sắc u tối, le lói sắp tắt. Quả nhiên đêm đó, Gia Cát Lượng quy tiên.

Nếu như nói Tam Quốc diễn nghĩa chỉ là cuốn tiểu thuyết, vậy thì Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng khẳng định là dự ngôn thực sự, ý nghĩa thâm sâu khó lường. Hai nghìn năm nay, dự ngôn Mã Tiền Khóa chuẩn xác phi thường. Thế nên, người ta bèn hoài nghi rằng Mã Tiền Khóa là do người đời sau dựa vào lịch sử đã qua mà biên tạo thành. Nhưng đến cuối triều Minh, đầu triều Thanh đại văn hào Kim Thánh Thán đã đưa ra chú giải cho Mã Tiền Khóa.

Lúc đó, khóa thứ 9 đến khóa thứ 14 trong Mã Tiền Khóa vẫn chưa thành hiện thực. Khóa thứ 9 viết rằng: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân, thập truyền tuyệt thống, tương kính như tân” (nước trăng có chủ, trăng cổ làm vua, truyền mười tuyệt sạch, kính nhau như khách). Khóa thứ 10 viết rằng: “Chư hậu ngưu tiền, thiên nhân nhất khẩu, ngũ nhị đảo trí, bằng lai vô cữu” (lợn sau trâu trước, nghìn người một miệng, năm sau đảo ngược, bạn đến không trách).

Kim Thánh Thán đã đưa ra rất nhiều suy đoán về chữ “thống” trong “thập truyền tuyệt thống”, nhưng ông đâu ngờ rằng chữ “thống” này tức chỉ Hoàng đế Tuyên Thống. Triều Mãn Thanh kết thúc bởi hoàng đế Tuyên Thống, thật tuyệt diệu! “Thiên nhân nhất khẩu” trong khóa thứ 10, chính xác là chữ “hòa”. Như vậy, năm 1911 là năm Hợi, năm 1913 là năm Sửu, năm ở giữa chẳng phải là năm 1912 hay sao? Mà nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á lại thành lập vào năm 1912, không sai lệch chút nào. Lúc đó, Gia Cát Lượng đã mất gần 2.000 năm rồi, sao ông có thể đoán được chuẩn xác đến vậy?

Nhiều năm nay, mọi người chỉ biết sự thần kỳ trong các lời dự ngôn nhưng không người nào nói nên được đạo lý trong các dự ngôn đó. Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công là người đầu tiên dùng lập luận khoa học để làm rõ tính chân thật của dự ngôn.

Sự thành lập của nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á vào năm 1912 khiến người đời sau được tận mắt kiểm chứng sự tiên đoán thần diệu của Gia Cát Lượng. Mấy nghìn năm nay, người ta đều biết có các loại thần cơ, nhưng không ai có thể giải thích rõ căn nguyên của nó.

Chỉ đến khi đã đi qua giai đoạn lịch sử đó, người phàm mới có thể hiểu được trọn vẹn các câu ẩn đố. Hai nghìn năm sau, chúng ta ngày nay sau khi đã kiểm chứng sự thần kỳ trong Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, thì cũng không khó lý giải những lời tiên đoán chính xác của ông năm xưa khi ở Long Trung.

Nhìn lại thiên tượng trong những năm gần đây, trong bảy lần nhật thực có sáu lần xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục. Từ thời cận đại trở lại đây, chỉ trong mấy năm đã xuất hiện ba, bốn lần nhật thực, một điều cảnh báo thế giới tất có đại nạn. Không những vậy, từ năm 2007 đến năm 2012 đã xuất hiện sáu lần nhật thực toàn phần, thời gian nhật thực toàn phần kéo dài đến 6 phút 39 giây, hiện tượng này 2,132 năm mới xuất hiện một lần.

Điều này chắc chắn báo trước thế giới sẽ có sự thay đổi đáng sợ, có thể là trong mấy năm một trận đại ôn dịch sẽ bao trùm toàn thế giới như trong lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Một vạn người giàu lưu lại hai, ba người, một vạn người nghèo lưu lại 1,000 người”. Ngoài ra còn có rất nhiều dự ngôn báo trước sẽ có tai nạn cực lớn xảy ra. Người phàm không biết được ý nghĩa của nó, nhưng tại vùng đất Thần châu nhất định có người biết được thiên ý ẩn sau những dự ngôn và những điềm báo trong sáu lần nhật thực này.

Link bài gốc: Chanhkien.org

Nhung Nguyễn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *