Home/Văn Hóa/Tích lũy âm đức để nhận lấy phước lành 
Văn Hóa

Tích lũy âm đức để nhận lấy phước lành 

Cổ nhân dạy “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, cuộc đời của người ta vốn đã có số mệnh, giàu hay nghèo; sinh hay tử đều đã được an bài. Nhưng người xưa cũng dạy bảo “Đức năng thắng số”, hành Thiện tích đức có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Trong cuộc sống, nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của những từ ấy, đặc biệt là từ “âm”. Từ “âm” ở đây không có nghĩa là âm phủ, số âm hay âm dương. Từ “âm” trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, ngầm, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, người làm việc thiện phải làm được ở trong thầm lặng, trong kín đáo, trong lặng lẽ, không phô trương.

Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.

Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.

“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Trong cuốn “Thượng thư”. Trong đó viết rằng: “Duy thiên âm chất hạ dân”, ý tứ là: Ở trong sâu thẳm, Trời đang bảo hộ che chở cho con người.

Đây là tư tưởng mộc mạc, thẳng thắn và chân thành nhất của con người cổ đại đối với Thiên mệnh. Thời cổ đại, các giá trị đạo đức của con người luôn được đề cao và coi trọng, vì thế họ tin rằng, mệnh của một người là do Thượng Thiên an bài và Thượng Thiên sẽ luôn ở trong âm thầm mà che chở, phù hộ cho họ.

Trong cuốn “Âm đức văn”, “âm đức” còn mang ý nghĩa Thiên nhân cảm ứng. Yêu cầu mọi người tự mình tích nhiều âm đức, âm công, hành thiện, làm việc tốt nhưng đừng khoa trương ở khắp mọi nơi, chỉ cần lặng lẽ, âm thầm đi làm là được bởi vì Thượng Thiên là “cảm ứng” được lòng người. Cho dù một người làm việc thiện mà không ai biết thì Văn Xương Đế Quân (Vị Thần chủ quản công danh phúc lộc) cũng sẽ âm thầm phù hộ và ban phúc lộc cho người ấy.

“Âm đức” là thiêng liêng, cho nên nếu làm việc thiện mà cố ý khoa trương bản thân để được “danh” và “lợi” thì hiệu lực của “âm đức” sẽ tự nhiên mất đi và cũng không tích được “âm công”, cũng liền khởi không được tác dụng chân chính của hành thiện.

Vào thời Nam Tống (1127-1276 sau Công nguyên) Nghê Thiểm, tự là Tấu Thiên. Ông là người thông minh, cần kiệm, ham học và thích giúp đỡ người nghèo.

Ông đã nhiều lần đến kinh đô ứng thí nhưng không thành công. Có người biết về lòng nhân đức của ông đã nói: “Ông thường xuyên giúp người, nhưng không thi đậu. Có phải là Trời chưa biết được những việc tốt ông làm?”

Khi nghe điều này, Nghê Thiểm đã đặt tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân và nỗ lực chăm chỉ học hành hơn.

Quê nhà ông bị nạn đói lớn vào năm thứ tư Thiệu Định dưới thời Tống Lý Tông (1231 sau Công nguyên). Nhiều người chết đói bên đường. Nghê Thiểm đã cho họ ăn cháo yến mạch, vì vậy ông đã cứu được nhiều người.

Năm sau, Nghê Thiểm đến kinh đô để ứng thí lần nữa. Một trong những người hàng xóm của ông mơ thấy một tấm bản bốn chữ “Cháo tích âm đức” treo cao trên nhà của ông. Năm đó ông đã đỗ đầu bảng.

Làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xét xem cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản đều là những hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi. Chỉ có không màng “danh lợi”, lặng lẽ làm việc thiện thì mới thực sự là hành thiện tích đức chân chính.

Con người sống trên đời, ai là người không muốn bình an, hạnh phúc, ai là người không hi vọng con cháu hiếu thuận, đỗ đạt. Nhưng muốn có được tất cả những phúc báo thiện quả này, thì không có con đường nào khác, chỉ có thể mau chóng phá trừ những quan niệm sai lầm – chỉ nhìn trước mắt – do những lời tuyên truyền giả dối của thuyết Vô thần luận tạo nên.

Nguồn Secretchina

Gia An

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *