Home/Văn Hóa/ Đạo Trời tối kỵ sự gian dối, bất trung, tự kiêu, tự mãn
Văn Hóa

 Đạo Trời tối kỵ sự gian dối, bất trung, tự kiêu, tự mãn

Cổ nhân dạy: “Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người.” Người bình thường khi giáp mặt với tiểu nhân, nhất định sẽ tìm cách bóc trần, báo thủ rửa hận. Thế nhưng, với người quân tử sẽ nhẹ nhàng cho qua, không để trái tim bị xâm chiếm những cảm xúc tiêu cực như “coi thường”, “chán ghét”. 

Sống ở đời, thiên đạo có ba điều tối kỵ mà con người không nên mắc phải thì sẽ có được thành công

1. Đạo trời kỵ sự gian dối

Đạo của Trời kỵ khôn khéo không thật. Bởi vậy, con người sống trên đời muốn đạt được thứ gì nhất định phải bỏ công bỏ sức thực sự, không nên tìm đường đi tắt.

Người “độc hại” có thói quen nói dối vô cùng nhiều. Họ không chỉ nói dối người khác mà còn với chính bản thân mình. Họ sẽ thực hiện những hành động để tự thuyết phục bản thân những điều họ đang nói dối là thật.

Thế nhưng, cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lộ ra. Để nói sự thật thì dễ nhưng theo được một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt thì rất khó để không xảy ra sơ hở. Thế nên, hãy để họ tự sai và tự mình phơi bày sự thật thông qua những lời nói dối liên tiếp. Bạn vừa không đắc tội với họ, lại để họ tự nhận ra cái sai của mình.

Người thực sự sáng suốt không bao giờ chỉ một mực hấp tấp lựa chọn đi con đường tắt, dốc lòng lo nghĩ mưu kế, mà sẽ lựa chọn trầm tĩnh lại, cần cù gắng sức học tập, dùng phương pháp “trả giá thật sự” ứng đối với tất cả cơ mưu khéo léo trong thiên hạ.

Làm người, làm việc không thể cứ dựa vào một chút khôn khéo mà cần phải hiểu được đạo lý thiết thực. Mưu kế, cơ hội, khéo léo kiếm lợi đều không thể lâu dài. Cổ ngữ nói: “Trên đời không có bữa ăn miễn phí”. Thế gian hoàn toàn không có giấc mơ đẹp làm giàu chỉ sau một đêm. Đằng sau tất cả những thành công đều là sự trả giá tương xứng.

2. Đạo trời kỵ sự bất trung

Làm người mà hai lòng, dụng tâm không chuyên nhất thì không nên. Đời người chính là phải có mục tiêu nhất định, làm việc phải có sự chuyên tâm, toàn tâm toàn ý kiên trì.

Trong xã hội, rất nhiều người thất bại không phải là bởi vì họ không đủ thông minh, cũng không phải vì họ không nguyện ý cố gắng mà là họ thay đổi thất thường, làm gì cũng không dốc lòng, chuyên chú. Những người thường đứng núi này trông núi khác, không bền lòng, thật khó để có được thành công.

Đạo trời kỵ những người bất trung, không thành thật. Cổ nhân giảng, thành tín là cái gốc của làm người. Người mà không có thành tín thì sẽ không thể có chỗ đứng trong xã hội, càng không thể có được thuận lợi, không có được sự tín nhiệm của người khác mà đạt được thành công.

3. Đạo trời kỵ sự dư thừa, kỵ người tự mãn, tự kiêu.

Trong “Dịch Kinh” viết: Đạo của Trời rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp cho chỗ thiết hụt. Đạo của Đất là chỗ cao thì bị xói mòn còn chỗ trũng thì được đắp bồi. Đạo của quỷ Thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn. Đạo của con người thì tự mãn bị oán ghét còn khiêm nhường thì được thương yêu chào đón. Trăng tròn thì trăng sẽ khuyết.

Mặt đối lập của dư thừa là thiếu hụt . Lùi một bước được gọi là khiêm, không kiêu ngạo là khiêm, nhường người một bước cũng là khiêm. Đối với con người thì tự mãn, tự kiêu, cao ngạo là tính cách làm tổn đức lớn nhất. 

Bởi vì, con người một khi đã có tâm tự mãn thì không thể dung nạp được người khác, dung nạp được sự việc, không coi Trời Đất con người ra gì. Hơn nữa, khi một người đã có tâm cao ngạo thì tất sẽ thả lỏng cảnh giác ở các phương diện khác, do đó tai họa, rắc rối và thất bại cũng liền tự nhiên nối gót nhau mà đến.

Tự mãn có ranh giới rất mong manh với tự tin, những người tự tin là rất tốt nhưng tự tin quá thì sẽ thành tự mãn, dễ thành thiên hướng tiêu cực. Phàm là người có năng lực thường hay kiêu ngạo. Vì kiêu ngạo mà sinh ra bảo thủ, độc tài, dẫn đến không dễ tiếp nhận lời khuyên từ người khác.

Tuy nhiên, đối với một người vừa có tài vừa có đức thì họ không lấy tài năng để huyênh hoang. Càng ở cương vị cao lại càng đặt thấp bản thân mình vì đại cục, đó quả là người đáng quý.

Đường Thái Tông là một bậc minh quân nổi tiếng với việc lắng nghe tiếp nhận lời khuyên. Ông cho rằng: “Người làm vua tuy không nói nhưng biết tiếp nhận lời khuyên răn mới là thánh nhân”, “Lắng nghe nhiều ý kiến từ nhiều phía mới biết rõ đúng sai được mất, nếu chỉ nghe từ một phía thì dễ bị hồ đồ.”

Gia An

One thought on “%1$s”

  1. Cuộc sống đôi khi nhìn vậyma. không phải vậy.Có những sự hiểu lầm mà không sao giải thích được.Nhưng đã là sự thật thì không cần phải nói gì ,có thể cảm nhận được.Nhưng mất thời gian hơn.Làm người không nên mang trong mình thái độ tự mãn,sống phải chính trực, có lòng tự tôn,đã làm gì phải chuyên nhất, không sống giả dối,hai lòng,.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *