Home/Văn Hóa/Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống và “Nghĩa” trong xã hội hiện nay
Văn Hóa

Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống và “Nghĩa” trong xã hội hiện nay

Nghĩa là phù hợp với thiên đạo, là một loại thể hiện của thiên đạo. Bởi vậy, từ xưa đến nay con người luôn tin tưởng vững chắc rằng, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng tà ác!. Cũng chính bởi, nghĩa là thể hiện của thiên đạo, cho nên, bảo vệ chính nghĩa là trách nhiệm của mỗi người.

Ý nghĩa tượng hình của chữ “Nghĩa”

Chữ “Nghĩa” 義 gồm bộ “Dương” 羊(con dê), bộ “Ngã” 我 (cái tôi). Dương (con dê) hay sống thành bầy đàn, chúng ăn cỏ và rất lương thiện. Chữ “Dương” đứng trên chữ “Ngã”, thể hiện luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình. Chữ “Ngã” (cái tôi): gồm bộ Thủ (cái tay) và bên cạnh là 1 loại vũ khí.

Người xưa có câu: Kẻ thù của con người là chính mình. Có thể nhìn ra ý này trong chữ “Ngã”. Yêu bản thân không phải là nuông chiều sở thích, nuôi dưỡng dục vọng để thỏa mãn bản thân. Mà là tay lăm lăm cầm vũ khí soi xét bản thân mình, nhìn thấy những nhân tâm bất hảo thì đào xới nó lên, đánh đuổi nó đi, làm cho bản thân mình thuần tịnh. Bản thân thuần tịnh rồi thì có thể tìm về chân ngã tiên thiên của mình.

Chữ “Nghĩa” 義 là quên đi cái tôi vị tư, là vị tha, luôn nghĩ tới người khác, duy trì đạo nghĩa, đạo lý, lợi ích tập thể của những người khác.

Khi “nghĩa” phù hợp với tự nhiên thì nó là chính nghĩa, “nghĩa” trái với tự nhiên thì nó là phi chính nghĩa. Lúc điều phi chính nghĩa đem lại sự nguy hại to lớn đối với nhân loại thì thảo phạt, chinh chiến, dẹp bỏ cái phi chính nghĩa ấy sẽ là một loại việc làm chính nghĩa. Thời cổ đại, các cuộc chinh chiến, thảo phạt dùng “thiện” làm mục đích thì mới được xưng là “nghĩa”. Do vậy có thể thấy, “thiện” chính là điều kiện tiên quyết của “nghĩa”.

Chữ “Nghĩa” trong lịch sử xưa

Lịch sử Trung Hoa nối tiếp nhau giữa các triều đại tạo nên những nền văn minh rực rỡ và huy hoàng. Trong dòng sông dài lịch sử, các triều đại nối tiếp nhau không ngừng hình thành những nền văn hóa sống động, đa dạng và phong phú.

Trong 5.000 năm của nền văn minh Trung Hoa, tiếp nối viết nên những câu chuyện hào hùng, bi tráng của các triều đại, thịnh, suy, cũng như triển hiển những điển tích, điển cố, diễn dịch sống động, từng triều đại, tạo nên một nền văn hóa huy hoàng trong lịch sử nhân loại.

Thời nhà Hán có một học nhân tên là Tuần Cự Bá. Do bạn của ông mắc bệnh trọng, nên ông phải đi thăm bạn. Thật không may, đúng lúc một đám cướp đến khu vực bạn ông ở để cướp chiếm tài sản, cho nên mọi người trong làng đều bỏ đi hết. 

Bạn của ông liền khuyên Tuần Cự Bá: “Ở đây rất nguy hiểm, anh mau đi đi”. Tuần Cự Bá có muốn đi không vậy? Không muốn. Ông nói: “Tôi đến đây là để thăm anh, chăm sóc anh. Sao tôi có thể bỏ anh mà đi được chứ? Việc thế này tôi không làm được”. 

Tuần Cự Bá liên đi ra ngoài nhà, nói với đám cướp: “Bạn tôi đã bệnh rất nặng rồi, các anh không được làm hại anh ấy, nếu các anh muốn hại thì hại tôi đây”. Vì anh rất chân thành, lại có đạo nghĩa, không sợ chết. 

Kết quả là đến cướp cũng phải cảm động. Kẻ cầm đầu đám cướp nói với đồng bọn của hắn: “Chúng ta đã là kể vô nghĩa rồi, sao có thể đến nơi có tình nghĩa này để cướp bóc chứ?”. Tên cầm đầu đám cướp cảm nhận được tình nghĩa của Tuần Cự Bá, liền hạ lệnh cho tất cả phải rút đi. 

Lòng chí thành, sự trọn đạo nghĩa của Tuần Cự bá đã hóa giải được tai họa này. Nếu hôm đó Tuần Cự Bá không chăm sốc bạn của ông, mà bỏ đi, thì sẽ gặp kết quả thế nào đây? Đương nhiên đám cướp sẽ ra tay tàn nhẫn, mà trong lòng ông cả đời đều bất an.

Câu chuyện về nghĩa khí của Quan Vân Trường trong «Tam Quốc diễn nghĩa» có thể nói là nhà nhà đều biết. Quan Vũ kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, nhưng lại bị hãm trong Tào doanh, được nhận ân sâu của Tào Tháo, mà vẫn thủy chung một lòng với Lưu Bị. 

Được Tào Tháo đãi ba ngày một yến tiệc nhỏ, năm ngày một yến tiệc lớn, được ban tặng áo bào, ngựa quý, vàng bạc, mỹ nữ, nhưng tâm Quan Vũ không vì tài sắc mà rung động, vẫn kiên trì: “Nếu biết Hoàng thúc ở đâu, dẫu có đạp lên nước hay lửa, ắt phải tìm cho bằng được”. 

Với võ công của Quan Vũ và thực lực của Tào Tháo lúc bấy giờ, không khó tưởng tượng nếu dưới trướng Tào Tháo, Quan Vũ quá dễ có được vinh hoa phú quý. Tuy nhiên để lưu lại cho người đời một chữ “Nghĩa”, Quan Vũ vượt năm ải chém sáu tướng, cự tuyệt Táo Tháo để trở về đồng cam cộng khổ với Lưu Bị.

Lịch sử Tam Quốc đã để lại đời sau biết thế nào là Nghĩa, Trí, Dũng. Chữ “Nghĩa” cũng luôn được người xưa xem trọng, ngay cả giặc cướp cũng phải đề cao chữ “Nghĩa”, khi tập hợp nhau lại, họ gọi là tụ Nghĩa, làm việc phải có đạo Nghĩa, hoặc khi muốn làm việc lớn thường dùng chữ “vì Nghĩa” v.v.

Chữ “Nghĩa” trong xã hội ngày nay

Nhìn lại xã hội ngày nay, nhiều người không khỏi băn khoăn “xã hội hiện nay là như thế nào vậy?”, đầy rẫy các vấn đề; lý tưởng sống thay đổi, đạo đức xuống cấp, thứ văn hóa rẻ tiền lên ngôi.

Giá trị truyền thống đang bị thay thế, còn đâu những Võ Tòng vì nghĩa mà trừ hổ giúp dân, những Quan Vũ vì nghĩa mà không màng sống chết. Không còn văn hóa tiến bộ soi đường cho tinh thần, không dùng văn hóa dẫn dắt con người quay về những giá trị đạo đức chân chính thì sự lớn mạnh của văn minh vật chất chỉ khiến xã hội ngày một bất ổn định hơn mà thôi.

Một tòa cao ốc đồ sộ nguy nga mất nhiều công sức xây dựng, nhưng hoàn toàn có thể sụp đổ trong chốc lát vì một chút bất cẩn của con người, “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”. Cho nên nếu chỉ biết chạy theo tiến bộ vật chất mà bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thì chẳng khác nào cứ cố xây nhà cao mà không chú ý đến sức chịu đựng của cái móng.

Trong xã hội ngày nay, muốn thực hành chữ nghĩa, thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, mới là trọn nghĩa.

Chữ nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ-luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư-cách làm người cao trọng.

Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa. 

Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận.

Nguồn: Chankien.org; Tinhhoa.net

Chân Kiến biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *