Home/Văn Hóa/“Sống chết có số, phú quý do trời” hà tất phải oán trách số phận
Văn Hóa

“Sống chết có số, phú quý do trời” hà tất phải oán trách số phận

Trong cuộc đời hết thảy những gì chúng ta có được đều là trong quá khứ tích được đức mà thành tựu. Đời người dù có nghèo khổ một chút cũng đừng có oán trách số phận, bởi điều đó sẽ không làm thay đổi được cuộc đời bạn.

Một người nếu có thể hiểu được số phận, họ sẽ thản nhiên đối mặt với những an bài của số phận, không vì những được mất và lợi ích mà sinh ra phiền não, mà bất chấp lương tri. 

Nếu đối chiếu với thực tế trong cuộc sống chúng ta sẽ thấy có người làm gì cũng ra tiền, làm gì cũng có người giúp, cũng thuận lợi nhưng ngược lại có người làm gì cũng cũng thành, không kiếm được tiền.

Cổ nhân thường dạy rằng: Cuộc đời của con người đã được định đoạt từ khi sinh ra, phú quý là do phúc phận mà người ta tích được.

Tuy nhiên, có nhiều người không dễ bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình, họ thường cho rằng người khác giàu có thì mình cũng phải giàu có được giống như họ. Nhưng họ lại không biết rằng người khác giàu có là nhờ trong quá khứ làm nhiều việc thiện, tích được đại đức nên đời này họ sống thoải mái hơn.

Có một câu chuyện như thế này: Có một người đàn ông nghèo, ngày không ăn đủ ba bữa, quần áo chỉ mặc đi mặc lại duy nhất một bộ. Anh ta thường ngẩng lên nhìn trời và than cho số phận đau khổ của mình. 

Hàng ngày anh ta làm việc cực nhọc cũng chẳng đủ sống. Có một lần, ông thương tâm mà kêu khóc: “Hỏi Ông Trời có công bằng hay không?. Tại sao có người giàu sang sung sướng như vậy, còn người nghèo chúng tôi mỗi ngày đều chịu khổ chịu mệt?”

Thượng Đế vừa cười vừa hỏi ông ta: “Thế ông thế nào thì sẽ thấy ta công bằng?”

Người đàn ông nghèo đáp: “Con muốn một người giàu có trở nên nghèo giống con, có cuộc sống như con. Nếu như người giàu ấy có thể phú quý trở lại thì con sẽ không oán thán gì nữa.”

Thượng Đế gật đầu, nói: “Được!”.

Thế rồi Thượng Đế cho một người giàu sang biến thành một kể bần hàn giống như người đàn ông kia. Thượng Đế còn cho mỗi người 1 ngôi nhà và 1 quả núi, mỗi ngày họ đều đào than lộ thiên ở trên núi đem xuống núi bán, lấy tiền mua lương thực. Sau 1 tháng, than lộ thiên đều đã bị họ đào hết.

Người giàu và người nghèo cùng bắt đầu đào núi để lấy than, người nghèo vốn thường quen với cuộc sống khổ cực, việc đào than đối với anh ta chẳng có khó nhọc gì, rất nhanh anh ta đã tích được đủ 1 xe than chở xuống núi bán lấy tiền, và dùng toàn bộ số tiền để mua đồ ăn ngon mang về cho mẹ già, con thơ ở nhà.

Người giàu vốn chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, đào 1 lúc lại nghỉ 1 hồi, mồ hôi đầm đìa khắp thân mà vẫn chưa đào được là bao. Tới chập tối anh ta mới chất được đủ 1 xe than để mang xuống núi, bán được tiền rồi, anh ta chỉ mua vài cái màn thầu, còn số tiền dư anh ta cất để dành.

Ngày thứ 2, người nghèo đã dậy từ sớm để đi đào than, còn người giàu lại đi xuống núi, thuê 2 người nghèo khác. Hai người này chẳng nói chẳng rằng đã bắt tay vào đào than, trông tướng tá thì khoẻ mạnh và to cao hơn người nghèo kia rất nhiều. 

Người giàu đứng một bên chỉ đạo, chẳng mấy chốc họ đã đào được vài xe than đầy. Người giàu mang xe than xuống núi bán, được bao nhiêu lại lấy tiền đó thuê thêm lao động. Sau một ngày đó, người giàu trả tiền cho công nhân của mình xong, còn để ra được một khoản tiền gấp mấy lần người nghèo kia.

Một tháng lại qua rất mau, người nghèo chỉ đào được một góc nhỏ mỏ than ở trên núi. Mỗi ngày tiền kiếm được anh ta đều mua đồ ăn ngon cho mình và gia đình, cũng chẳng để lại được là bao. Còn người giàu vốn từ đầu đã thuê được cả 1 nhóm người, đào hết cả than trên núi, kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này đầu tư buôn đi bán lại, rất nhanh đã trở thành phú ông.

Kết quả chẳng cần nói cũng có thể đoán ra, người nghèo thì chẳng dám oán trách Ông Trời nữa.

Thế mới có câu người giàu thì vẫn cứ giàu mà người nghèo thì vẫn cứ nghèo. Thực ra trên đời này không có việc gì là ngẫu nhiên hết, cổ nhân nói: “Sống chết có số, phú quý do trời”, bởi vậy hết thảy sự tình trong cuộc sống thuận theo tự nhiên là lựa chọn tốt nhất của sinh mệnh. 

Con người sở dĩ phiền não phần lớn đều là vì lo được lo mất, hoặc là canh cánh trong lòng một số sự tình nào đó. Người ta thông thường đều là ở trong cường điệu bản thân quá mức hoặc truy cầu quá nhiều rồi không đạt được mà đánh mất đi sự khoái hoạt, mà rơi vào đau khổ.

Người ta thường hay nói câu “nghiệp lực luân báo”, nếu chúng ta muốn đời sau hạnh phúc thì đời này nhất định phải sống tốt, hành thiện tích đức.

Con người ta vốn là nên hướng đến cái thiện, rời xa cái ác, đó cũng là đạo Trời. Một người nếu có thể hiểu được số phận, họ sẽ thản nhiên đối mặt với những an bài của số phận, không vì những được mất và lợi ích mà sinh ra phiền não, mà bất chấp lương tri. 

Trong cuộc sống hết thảy những thứ chúng ta đạt được đều là trong quá khứ tích được đức mà thành tựu. Đời người dù giàu hay nghèo, chỉ cần không quá truy cầu thì bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Chân Kiến biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *