Home/Văn Hóa/Cổ nhân lưu lại cho thế nhân bí quyết để luôn trở thành người “dẫn đầu”
Văn Hóa

Cổ nhân lưu lại cho thế nhân bí quyết để luôn trở thành người “dẫn đầu”

Chu Hi là một học giả Trung Quốc nổi tiếng vào thế kỷ XII, ông giảng dạy và truyền bá các học thuyết của Khổng Tử, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ người Trung Quốc. Ông từng nói rằng: “Cái tinh hoa của một ngày nằm ở buổi sáng, của một năm nằm ở mùa xuân và của một đời người nằm ở sự siêng năng”.

Những lời này của ông vẫn được thế nhân lưu truyền cho đến ngày nay. Sau nhiều thế kỷ, đức tính dậy sớm và tận dụng thời gian buổi sáng vẫn luôn được những người có đức độ và tài năng kế thừa, trở thành bí quyết để luôn trở thành người “dẫn đầu” trong cuộc sống.

Hình thành thói quen dậy sớm, không bao giờ ngủ nướng

Vào thế kỷ XIX, Tướng quân Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872) đã chỉ huy quân đội Trung Hoa đế quốc dẹp loạn sự nổi dậy của phiến quân Thái Bình Thiên Quốc – cuộc nổi dậy kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Vị tướng ưu tú này thường thức dậy từ 4 giờ sáng hàng ngày, trong một bức thư gửi gia đình, ông đã viết:

“Trong hai thế kỷ qua, những bậc tiền bối tài đức của chúng ta đều có thói quen thức dậy sớm. Ngay cả khi tiết trời đông giá lạnh, ông cố của ta thức dậy trước khi mặt trời mọc 1 giờ và cha ta thức dậy khi mặt trời lên”.

Tăng Quốc Phiên thường dạy bảo con cháu của mình: “Các con phải dậy sớm, thức dậy lúc rạng đông, một khi đã thức dậy rồi thì không được quay lại giường nữa”.

Vị tướng quân không chỉ tin việc dậy sớm sẽ duy trì một thói quen tích cực cho cá nhân ông mà ông coi đó là nền tảng cho sự thành công đã được minh chứng qua các triều đại. Thói quen tùy tiện buông thả giờ giấc dù chỉ trong một thế hệ cũng sẽ hình thành con dốc trơn trượt, là mối họa cả gia đình và các thế hệ sau.

Hiệu quả bất ngờ của việc dậy sớm

Tướng quân Tăng Quốc Phiên đã phò tá và chứng kiến ba vị hoàng đế vĩ đại nhất của triều đại nhà Thanh qua hai thế kỷ XVII và XVIII nối tiếp nhau trị vì đất nước trong khoảng 140 năm, các vị hoàng đế đều có một thói quen chung đó là thức dậy lúc 5 giờ sáng và điều hành các buổi triều chính lúc 9 giờ. Những vị hoàng đế cần mẫn, tận tụy này đã có những đóng góp lớn trong việc xây dựng nền văn hóa Trung Hoa và được thế nhân lưu truyền cho đến ngày nay.

Lý Hồng Chương, một tướng lĩnh nổi tiếng từng phục vụ trong quân đội của Tăng Quốc Phiên khi còn trẻ, cũng nghe theo lời dạy bảo từ các bậc tiền bối. Ông không thức dậy từ 4 giờ sáng, nhưng cũng dậy từ 6 giờ để viết hàng trăm ký tự thư pháp như một phần công việc không thể thiếu hàng ngày của mình.

Ông đã viết: “Không khí buổi sáng là trong lành và tinh khiết nhất. Chúng ta thường đóng cửa phòng ngủ vào ban đêm, không khí mất sự lưu thông và không còn sạch. Hít thở không khí trong lành vào mỗi sớm mai sẽ khiến cơ thể sẽ khoan khoái, tỉnh táo, có sức đề kháng để chống lại bệnh tật”.

Dưới thời Mãn Thanh vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các vị hoàng đế thường dậy muộn và xử lý công việc triều chính một cách hời hợt, nửa vời. Họ khét tiếng với lối sống suy đồi và để quyền lực chính trị rơi vào tay những kẻ “đứng sau” hậu trường. Đất nước liên tục phải gánh chịu thảm họa này đến thảm họa khác, bất chấp những nỗ lực hết mình của các nhà cải cách và các tướng lĩnh kiên định trên con đường khai sáng, triều đại nhà Thanh đã sụp đổ vào năm 1911 do tham nhũng nặng nề và nền chính trị – xã hội.

Giữa sự thối nát và suy tàn vào những năm cuối triều đại Mãn Thanh, Lý Hồng Chương nổi bật như một tấm gương hiếm hoi về một vị quan vừa có tài năng vừa có đức hạnh. Mặc dù ông không thuộc dòng dõi Mãn Châu (dòng dõi hoàng tộc nhà Thanh) mà ông là một người Hán, nhưng triều đình Mãn Thanh đã để ông nắm giữ nhiều quyền kiểm soát.

Lý Hồng Chương đã mang các phương pháp công nghiệp, kinh doanh và quân đội hiện đại áp dụng vào Trung Quốc. Ông cũng dâng cho triều đình những binh sĩ nhiệt thành và tài năng từ quê nhà An Huy của ông.

Dậy sớm có nghĩa là “đi trước” mọi người

Lucius Annaeus Seneca, một nhà triết học theo trường phái Khắc kỷ La Mã, đã từng nói: “Cuộc sống của chúng ta không hề ngắn nhưng do chúng làm cho nó trở nên ngắn. Cuộc sống của chúng ta cũng không hề thiếu thốn nhưng do chúng ta đã sử dụng quá lãng phí”.

Kim Woo-choong, người sáng lập và là chủ tịch của tập đoàn Daewoo Group, chia sẻ: “Tất cả chúng ta đều có 24 giờ mỗi ngày. Xét theo phương diện này, mọi người sinh ra đều bình đẳng. Chính cách chúng ta sử dụng thời gian đã khiến chúng ta trở nên khác biệt”.

Có những câu châm ngôn và tục ngữ nổi tiếng của Trung Hoa có những câu nhắc nhở chúng ta về việc thức dậy sớm như:

“Ai đến trước là người dẫn dắt, ai đến muộn sẽ bị dẫn dắt. Bạn không thể khẳng định mình là người đến trước, khi nhân chứng là những người đã đến trước bạn”.

Trong thành ngữ tiếng Anh cũng có những câu tương tự:

“Một mũi khâu đúng lúc sẽ tiết kiệm 9 mũi khâu sau này”.

“Dậy sớm thì không lo vội vàng, dậy muộn thì phải vật lộn với số phận”.

Nguồn: Epochtimestv

Lan Hòa biên tập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *