Home/Văn Hóa/Muốn hạnh phúc cần buông bỏ những điều này
Muốn hạnh phúc cần buông bỏ 7 điều này
Văn Hóa

Muốn hạnh phúc cần buông bỏ những điều này

Ai cũng mong có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng chính bản thân lại chưa thể buông bỏ những điều làm họ trở nên mệt mỏi. Muốn hạnh phúc cần buông bỏ…

1. Bỏ thói quen tự phán xét bản thân và người khác

Phán xét bản thân là một con đường trực tiếp dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực và tự ti. Nó khác với người biết hướng nội và tìm lỗi sai ở bản thân để khắc phục. Người tự phán xét thường sẽ dễ tiêu cực và làm tinh thần suy giảm. Tiến sĩ Roland Alexander cho rằng khi chúng ta phán xét một cách tiêu cực về bản thân; nó sẽ ngăn cản chúng ta khai phá tiềm năng của chính mình. Vậy nên hãy ngừng tập trung vào điểm yếu; cần phát huy những thế mạnh của bản thân hơn.

Sự phán xét người khác lại càng bất hạnh cho bản thân. Không ai có thể nhìn thấu được người khác kể cả khi những gì diễn ra trước mắt chúng ta; nó chưa hẳn đã là sự thật. Tuy nhiên, sự phán xét người khác chính là bộc lộ ra thế giới nội tâm của bản thân qua lăng kính của người khác.

Chỉ khi biết buông bỏ thói quen này, mới có thể thấy những điều tốt đẹp từ bản thân và người khác. Nên nhìn những điều tích cực và giá trị tốt đẹp thay vì phán xét những sai lầm. Đơn giản rằng việc phán xét ngoài bộc lộ tâm phàn nàn ra chẳng có ý nghĩa và thay đổi được điều gì cả.

2. Buông bỏ cảm giác tội lỗi, hối tiếc về quá khứ

Trong cuộc đời ai ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, tuy nhiên điều quan trọng là đừng để những sai lầm này mắc kẹt trong đầu quá lâu. Nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là rút ra kinh nghiệm từ sai lầm và sửa đổi; không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông.

Buông bỏ cảm giác tội lỗi, hối tiếc về quá khứ
Duyên đến thì hợp duyên hết ắt sẽ tự rời xa.

Nếu những sai lầm của chúng ta làm ai đó tổn thương, hãy dũng cảm xin lỗi họ và bằng những hành động thiết thực để bù đắp. Thái độ, cách ứng xử có thể khiến người khác cảm nhận được sự chân thành. Đôi khi những mâu thuẫn giữa người với người chỉ ở 2 từ “khẩu khí” mà ra. Thay vì để cảm giác tội lỗi đeo bám; hãy tự chịu trách nhiệm bằng những hành động và tự tha thứ cho bản thân.

3. Muốn hạnh phúc cần buông bỏ tính đố kỵ

Đố kỵ còn gọi là tật đố. Việc tật đố với thành công hay hạnh phúc của người khác sẽ chỉ khiến cho tâm hồn bạn trở nên mệt mỏi và bất an hơn. Thay vì mừng cho những thành công và hạnh phúc của người khác, bạn lại thấy đố kỵ với những điểm họ hơn mình. Từ đó sinh ra tâm ghen ghét, khó chịu, bực bội, … chẳng phải là tự bản thân tạo ra năng lượng xấu cho mình sao? Lâu dần tâm tật đố sẽ khiến tâm hồn khô héo, mệt mỏi.

Đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai khác bỏi vì sự so sánh luôn khập khiễng. Hoàn cảnh và tính cách của mỗi người khác nhau sẽ tạo ra sự khác nhau. Hầu như rất khó để tìm thấy 2 người giống nhau về mọi mặt. Người duy nhất chúng ta nên so sánh là bản thân mình ở hiện tại và trong quá khứ.

Hãy nhớ rằng nếu cuộc sống của ai đó tốt đẹp thì không có nghĩa là nó thực sự tốt mãi. Hãy mừng cho hạnh phúc và thành công của người khác. Hãy học hỏi những điểm tốt và những kinh nghiệm của họ để hoàn thiện bản thân mình hơn. Tìm cảm hứng và động lực qua những bài học đắc giá họ đã trải qua. Làm được thế thì sẽ không còn cảm giác đố kỵ nữa rồi.

4. Bỏ quyền tự cho mình được kiểm soát người khác

Muốn hạnh phúc thật sự, một điều quan trọng cần làm đó là bỏ việc muốn kiểm soát người khác. Nếu trở thành một người thích kiểm soát bạn có thể phá hủy mọi mối quan hệ đã được sắp đặt trước.

Thay vì muốn kiểm soát, hãy đặt niềm tin ở đối phương; nó sẽ giúp chúng ta cảm thấy bao dung hơn. Chỉ vì muốn chứng tỏ rằng bạn đúng với mọi người nên cố gắng kiểm soát mọi thứ. Nhưng càng kiểm soát lại càng vô tình đẩy những thứ đó ra xa hơn lúc nào không biết. Đơn giản là chúng ta không ai muốn bị kiểm soát, thì cũng đừng làm điều đó với người khác. Hãy từ bỏ suy nghĩ rằng phải chứng minh bất cứ điều gì với ai đó. Hãy sống và làm mọi việc với tâm thái không cưỡng cầu.

5. Bỏ việc dành nhiều thời gian cho các phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Hội chứng truyền thông xã hội hiện đang là căn bệnh của thế kỷ 21. Mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên cần làm là cầm chiếc điện thoại thông minh lên. Những trang mạng xã hội Facebook, Safechat, Zalo, instergram, tiktok, Switer, … những dòng tin nhắn, hình ảnh, tin tức, bình luận có xu hướng gây quá tải tâm trí; làm chúng ta tốn thời gian, sức lực vào đó mà xao nhãng đi những việc thực sự quan trọng cần làm. Mạng xã hội là thứ đánh cắp thời gian dễ dàng nhận thấy nhưng đa phần đều không dễ kiểm soát tốt được.

Để ngăn chặn những tác dụng tiêu cực từ mạng xã hội, nên nhớ một số quy tắc sau. Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là tắt đi các thông báo từ các trang mạng xã hội; tự giới hạn thời gian cho phép mình dùng chúng. Hãy bước ra ngoài nhiều hơn, dành thời gian rảnh để chia sẻ trực tiếp với người thân, bạn bè xung quanh nhiều hơn. Để cân bằng các mối quan hệ xã hội, để cuộc sống thật sự ý nghĩa và hạnh phúc từ những điều thực tế gần gũi.

Không nên chia sẽ những vấn đề cá nhân lên mạng xã hội nhiều, điều đó không có gì tốt ngoài việc sẽ tiếp nhận lại những phản hồi đủ góc độ sẽ càng khiến mọi việc thêm phức tạp. Trong xã hội thời đại công nghệ, điện tử ngày càng phát triển thì việc mỗi người tự giữ cân bằng cuộc sống và tạo thói quen tốt lại rất cần thiết để có cuộc sống tự chủ cho chính mình.

6. Buông bỏ việc sống theo mong đợi và chấp nhận của người khác

Không ai có thể sống thay cho ai được, nên việc sống theo kỳ vọng của người khác chỉ làm mất đi chính mình. Mỗi người có một thế giới quan khác nhau nên việc khác nhau về lối sống là rất bình thường. Kể cả vợ con, cha mẹ, anh em đều không ai thay đổi được ai, chỉ có thể tôn trọng sự khác biệt và với lòng bao dung để thông cảm và dìu nhau qua những khó khăn.

Buông bỏ việc sống theo mong đợi và chấp nhận của người khác
Học cách buông bỏ là một phương diên của hạnh phúc.

Hãy sống một cuộc đời do chính mình tạo ra, và tự chịu trách nhiệm với nó. Bạn có thể lắng nghe những gì cha mẹ hoặc bạn bè nói, nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng chính là bạn. Những áp lực về dư luận xã hội sẽ khiến bạn dễ bị mất phương hướng và mệt mỏi. Hãy tự có chính kiến của bản thân và một lý tưởng sống riêng cho mình.

Làm một người kiên định vững vàng trước những thử thách, gian nan của cuộc đời. Dù là ai cũng chỉ là vai phụ hoặc chỉ là khán giả trong bộ phim mà chỉ có bạn là vai chính. Hãy diễn một cách trọn vẹn nhất có thể!

7. Từ bỏ những mối quan hệ không tốt cho bạn

Đôi khi thật khó để buông bỏ những mối quan hệ nhất định dù nó làm ta mệt mỏi và tổn thất. Mọi người xung quanh nên tạo ra giá trị tích cực và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau. Nếu ai đó liên tục khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn hoặc đối xử tàn nhẫn với bạn; đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này không nên kéo dài nữa. Cố gắng hạn chế giao tiếp với những người đó và nên tập trung vào những người thực sự tôn trọng bạn.

Chúng ta có quyền làm chủ mọi mối quan hệ vì đó là sự lựa chọn. Tuy nhiên không ai có nghĩa vụ phải tốt vô điều kiện với ai cả. Chỉ là bằng sự chân thành và đôi bên cùng tạo giá trị tốt cho nhau. Sự vô tư cho đi thì tự nhiên sẽ nhận lại, đó là quy luật của vũ trụ. Với tấm lòng bao dung, rộng mở có thể hóa giải được những mối quan hệ đang rạn vỡ. Cũng có thể vun đắp những mối quan hệ mới chớm nở.

Muốn hạnh phúc cần buông bỏ 7 điều cơ bản này. Những điều tốt đẹp sẽ đến và cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Hãy mở rộng tấm lòng và cảm nhận sự đổi thay kỳ diệu.

Nguồn: Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *