Home/Văn Hóa/Chỉ sau 3 tháng, Khổng Tử giúp nước Lỗ trở nên phồn thịnh ra sao?
Văn Hóa

Chỉ sau 3 tháng, Khổng Tử giúp nước Lỗ trở nên phồn thịnh ra sao?

Chỉ sau ba tháng, Khổng Tử đã cai quản nước Lỗ trở thành quốc gia thịnh vượng, người Lỗ không nhặt của rơi trên đường. Mặc dù Khổng Tử có xây dựng các thể chế luật pháp nhưng cơ bản là không phải dùng đến, bởi không ai vi phạm pháp luật cả…

Khổng Tử đã giảng rất nhiều về các đạo lý về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Những đạo lý này đều không phải là lý luận suông. Lúc Khổng Tử có cơ hội áp dụng những đạo lý mà ông giảng, trong vòng 3 tháng điều hành đất nước đã có thể giúp dân chúng không ai nhặt của rơi trên đường. Hơn nữa còn giúp nước Lỗ lấy lại được phần lãnh thổ mà nước Tề xâm chiếm.

Thay đổi Trung Đô

Theo ghi chép trong “Sử ký – Khổng Tử thế gia”, lúc Khổng Tử 51 tuổi, ông bắt đầu làm quan ở nước Lỗ, được Lỗ Định Công phong cho chức quan Huyện lệnh huyện Trung Đô.

Trong thời gian nhậm chức, Khổng Tử đã xây dựng các hệ thống khác nhau để giảm tiêu thụ than, giúp cho cuộc sống của trẻ em mới chào đời được đảm bảo, người chết được an táng tốt đẹp, người dân sống an cư lạc nghiệp. Ông cũng đề xuất việc thực hiện ăn uống theo từng độ tuổi, năng lực gánh vác khác nhau thực hiện những việc khác nhau, nam nữ có sự phân biệt, không chế tác đồ vật cầu kỳ và hoa văn lòe loẹt. Người chết được khâm liệm vào quan tài dày 4 thốn, quách mộc dày 5 thốn, chôn cất nơi đồi núi, không xây mộ phần cao lớn, xung quanh nghĩa địa không trồng thông tùng. Sau khi thực thi chế độ như vậy một năm, các nơi cũng noi theo học tập và đạt được thành tựu nổi bật.

Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử: “Áp dụng phương pháp cai quản ở Trung Đô vào cai quản đất nước, ngài xem có thể làm được không?”

Khổng Tử trả lời: “Cai quản thiên hạ còn được nữa là huống hồ một quốc gia”.

Nhậm chức Tư Không

Sau khi thực hiện chế độ mà Khổng Tử đề ra được hai năm, Lỗ Định Công đã bổ nhiệm Khổng Tử giữ chức Tư Không. Khổng Tử rời Trung Đô đến nhậm chức ở Khúc Phụ, dân chúng Trung Đô nô nức đi đưa tiễn, người xếp thành hàng dài, lưu luyến không nỡ tạm biệt. Khổng Tử nói: “Nhìn thấy mọi người tuân theo các quy phạm lễ nghi, bầu không khí này sẽ giúp cho Trung Đô đời đời an khang thịnh vượng”. Vừa nói ông vừa tháo một chiếc giày trên chân: “Lưu chiếc giày này ở đất Trung Đô, xem như ta luôn đứng ở nơi này, nếu yêu quý ta thì hãy theo lời ta chỉ dạy mà làm mọi việc”. Về sau, người dân Trung Đô đã cho xây dựng một lầu các ở cửa Đông của thành, đặt chiếc giày ở đó, gọi là “giày của Phu Tử”. Sau này những quan thanh liêm khi từ chức đều thực hiện hành động tháo giày lưu lại, đây chính là học theo hành động của Khổng Tử năm đó.

Khi nhậm chức Tư Không, Khổng Tử căn cứ vào tính chất của đất đai, phân chia đất thành năm loại: núi rừng, sông trạch, đồi núi, đất địa thế cao, đầm lầy, để gieo trồng các loại cây khác nhau thích ứng với sự sinh trưởng phát triển của chúng.

Sau khi đảm nhiệm chức Tư Không 3 tháng, người dân không nhặt của rơi trên đường

Sau đó, Khổng Tử được thăng chức từ Tư Không lên Tư Khấu, tương đương với chức quan Bộ trưởng bộ tư pháp, làm tới chức tể tướng. Nhận được chức quan này ông tỏ ra vô cùng vui mừng vì cuối cùng ông cũng có cơ hội thực hành đạo lý trị quốc.

Chỉ sau ba tháng, Khổng Tử đã cai quản nước Lỗ trở thành quốc gia thịnh vượng, người Lỗ không nhặt của rơi trên đường. Thương nhân không còn buôn bán với giá quá cao, hoặc chèn ép giá cả, không có hàng giả hàng nhái, giao dịch công bằng. Đi trên đường thì nam nữ tách biệt, bầu không khí xã hội tốt đẹp có trật tự. Người đánh rơi đồ vật trên đường cũng không ai nhặt, không ai tham thứ đồ vật không phải của mình. Khách du lịch đi vào nước Lỗ không cần phải báo cáo lên quan phủ, họ đều được người dân đối xử rất tốt, giống như đang sống ở nhà của mình.

Mặc dù Khổng Tử có xây dựng các thể chế luật pháp nhưng cơ bản là không phải dùng đến, bởi không ai vi phạm pháp luật cả.

Trả đất tạ ơn

Không chỉ có như thế, khi còn làm quan, Khổng Tử đã giúp nước Lỗ lấy lại lãnh thổ bị nước Tề xâm chiếm.

Lúc đó, nước Tề đề nghị liên minh với nước Lỗ, hy vọng nước Lỗ trợ giúp đối phó với nước Tấn. Đồng thời cũng muốn lấy mạnh thắng yếu, chiếm đi lãnh thổ nước Lỗ. Khổng Tử đóng vai trò là người phụ trách các nghi lễ hỗ trợ Lỗ Định Công và Tề Hầu cử hành hội liên minh tại nước Tề. Trước đó, Khổng Tử yêu cầu Lỗ Định Công chuẩn bị quân lực. Trong hội liên minh, dưới tình huống nước Tề không tuân thủ lễ phép, Khổng Tử đã bình tĩnh nói lời đạo lý, khiến nước Lỗ dù là nước yếu nhưng lại có thể chiếm thế thượng phong.

Cuối cùng nước Lỗ không những không bị tổn thất gì mà còn buộc nước Tề phải trả lại bốn thành trì đã xâm chiếm của nước Lỗ trước đó và vùng đất phía bắc sông Vấn Thủy.

Mặc dù nước Tề là một quốc gia hùng mạnh, quân thần dùng hết năng lực cũng đánh không lại được người có đạo lý có lễ tiết có chính khí là Khổng Tử. Cuối cùng âm mưu của nước Tề đã bị phá sản. Sau khi buổi họp liên minh kết thúc Tề Cảnh Công trách cứ các quan đại thần rằng: “Người nước Lỗ dùng đạo nghĩa quân tử phò tá quân vương, còn các khanh lại dùng phong tục của người man di khiến cho trẫm phạm phải không ít khuyết điểm, khiến nước Tề thất lễ trong ngoại giao”.

Vậy mà ngày nay, thành tựu gây dựng trong ba tháng của Khổng Tử giúp cho dân chúng “không nhặt của rơi trên đường” lại trở thành truyện hư cấu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền bôi nhọ trong suốt hơn 70 năm qua. ĐCSTQ coi việc bán đứng lãnh thổ là chuyện bình thường, hơn nữa còn không ngại lấy danh nghĩa của “Viện Khổng Tử” để làm việc mờ ám sau lưng. Thật đúng là không còn việc xấu nào mà không dám làm vậy.

Theo Sound of Hope

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *