Home/Văn Hóa/Vinh nhục cả đời đều ở giữa ngẩng đầu và cúi đầu
Văn Hóa

Vinh nhục cả đời đều ở giữa ngẩng đầu và cúi đầu

Cuối cùng, khi gặp khó khăn, lúc nên cúi đầu thì không cúi đầu, không nghiêm túc suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề, chỉ nghĩ bay cao bay xa, vì lòng tham và sự ngu ngốc nhất thời mà tự do và tính mạng bị hủy hoại!

Trong “Hán Thư” có viết: “từ lớn thành nhỏ, từ mạnh thành yếu, chỉ giữa cúi đầu và ngẩng đầu”.

Tất cả mọi điều lớn nhỏ trong cuộc sống, thật và giả trên thế gian, đều thể hiện giữa cúi đầu và ngẩng đầu.

Ngẩng, cúi đầu thể hiện rõ nhân sinh muôn màu.

Cũng có người nói rằng, cuộc sống chẳng qua chỉ là hai phong thái ngẩng cao và cúi đầu. Trên thực tế, sự thành bại, tôn ti, vinh nhục của đời người đều thể hiện ở chỗ ngẩng cao đầu và cúi thấp đầu.

Người thực sự khí chất không phải lúc nào cũng thể hiện cử chỉ hiên ngang và cũng không phải tầm thường, nhỏ nhoi, mà họ biết cần ngẩng cao đầu khi cần, và cúi đầu khi cần.

Có câu: “Kẻ thức thời là tuấn kiệt, bậc đại trượng phu biết co biết duỗi”.

Luôn biết cúi đầu, nhưng biết ngẩng đầu trong nghịch cảnh

Trong cuộc sống luôn có những thăng trầm. Khi trời nắng rực rỡ, bạn có thể cất tiếng hát suốt nẻo đường, khi mưa không ngớt, bạn cũng có thể tìm một nơi yên tĩnh để thưởng thức trà, đọc sách và suy ngẫm…

Thực tế, khi con người ta ở trong nghịch cảnh, cúi đầu, tỏ ra yếu đuối, nhượng bộ không phải là hạ sách.

Trương Cư Chính, tể tướng nổi tiếng của nhà Minh, tài giỏi, thông minh từ nhỏ, năm 13 tuổi đã tham gia kỳ thi hương, bài thi của ông khiến người chấm thi phải sửng sốt.

Nhưng khi công bố kết quả thi, tên của ông không có trong danh sách.

Thiên tài mà mọi người ca tụng đã không đỗ kỳ thi, trong lòng nhiều người sẽ có một khoảng trống, thậm chí có thể không gượng dậy nổi.

Trước sự soi mói, chỉ trỏ của người khác, Trương Cư Chính càng ngẩng cao đầu, quyết tâm hơn trước, ngày đêm chăm chỉ học tập, cuối cùng sau ba năm đã đỗ đạt thành danh.

Do tài năng thiên phú đặc biệt của mình, ông đã có một sự nghiệp thuận lợi, và thậm chí thỉnh thoảng nhận được những lời dụ dỗ muốn ông vào tham gia thành vây cánh của họ.

Trương Cư Chính đều tự nhiên khước từ, và lựa chọn khiêm tốn, chỉ cúi đầu làm việc.

Sau đó, các thành viên kéo bè kết phái đều bị tiêu diệt và Trương Cư Chính được nể trọng bởi tài năng của mình và trở thành một chính trị gia nổi tiếng.

Benjamin Franklin là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà tư tưởng và nhà viết văn kiệt xuất của Hoa Kỳ, và được mệnh danh là “Cha đẻ của nước Mỹ”. Khi còn là một thiếu niên, Franklin đã từng đến thăm một bậc tiền bối. Khi đó ông còn trẻ tuổi, tự cao tự đại, hiên ngang sải bước nhanh, nhưng vừa bước vào cửa, đầu đập vào khung cửa đau đến mức không nói nên lời.

Sau đó bậc tiền bối mới chậm rãi đi ra ngoài, nhìn thấy Franklin trong bộ dạng này, liền nghiêm túc nói: “Đau quá, đúng không?

Tuy nhiên, đây là thu hoạch lớn nhất của cậu trong chuyến thăm tôi ngày hôm nay, nếu một người muốn sống bình an vô sự trên thế giới, người đó phải luôn nhớ cúi đầu”. 

Từ đó về sau, Franklin lấy “nhớ cúi đầu” làm phương châm cả đời của mình.

Ngày nay, một số người cũng giống như Franklin khi còn trẻ, tài giỏi và kiêu hãnh, cho rằng mình là thiên nga còn người khác là chim sẻ, mắt luôn hướng cao và hướng lên trên, không để ý đến mọi thứ xung quanh. Cho đến một ngày bị khung cửa trước mặt đập mới tỉnh lại.

Cúi đầu kéo xe, ngẩng đầu nhìn đường. Trên đường đời, ai cũng giống như một chiếc xe, để kéo chiếc xe  vững vàng, bạn không những phải cúi đầu, đổ mồ hôi, công sức mà còn phải ngẩng đầu nhìn đường, vì đường đời tuy còn dài, nhưng chỗ quan trọng chỉ có vài bước, vài bước đó phải nhìn đúng, chọn đúng, đi tốt mới có thể ít hoặc không đi đường vòng, không bị ngã, đổ xe, và đến được sườn bên kia của cuộc đời một cách suôn sẻ và đến được độ cao cần có.

Trời cao 3 thước

Hy Lạp cổ đại có một nhà triết học tên là Socrates, một học giả đã từng hỏi ông một câu như vậy: “Độ cao giữa bầu trời và trái đất là bao nhiêu?”

Socrates trả lời không chút do dự: “Ba thước”.

Học giả trẻ tuổi cười nói: “Ngoại trừ trẻ sơ sinh, mỗi người trong chúng ta đều cao năm sáu thước, nếu chỉ có ba thước giữa trời và đất, chẳng phải chọc thủng bầu trời sao?”

Socrates cũng mỉm cười và nói: “Đúng vậy, bất cứ ai cao hơn ba thước, nếu muốn đứng giữa trời và đất, cần phải biết cúi đầu xuống”. Một người có cốt cách khi thành công sẽ không tự mãn lâng lâng, mà sẽ biết cúi đầu đúng lúc”.

Đây là một thái độ khiêm tốn đối với cuộc sống.

Khi đạt tới đỉnh cao, đừng kiêu căng, ngạo mạn mà quên đi những chặng đường gian khổ.

Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thanh tỉnh nhận thức rõ bản thân mình hơn, không vì ngoại vật tốt xấu và được mất của bản thân mà cảm thấy vui vẻ hoặc phiền muộn.

Trong cuộc đời của một con người, sẽ có những lúc đắc ý và cũng sẽ có những lúc thất vọng.

Khi bạn đang thất vọng, bạn cần ngẩng đầu lên để không bị sự thất vọng lấn át.

Khi bạn đắc ý, cần phải cúi đầu để không bị niềm vui thành công làm đầu óc mê muội.

Điều đáng buồn nhất trong nửa đầu cuộc đời là thói quen nhìn lên các bậc thầy và các vị trí cao trong tư thế giống như một chú lùn.

Điều đáng buồn nhất của nửa đời sau chính là ỷ vào thân phận của người từng trải, nhìn xuống coi thường người khác và cuộc đời.

Nhà văn Dương Giáng nói:

“Bất kể trong đời bạn đạt tới nấc thang nào, phía dưới sẽ có người đang ngưỡng vọng bạn, phía trên cũng có người nhìn xuống bạn.

Bạn ngẩng đầu tự ti, cúi đầu tự đắc, và chỉ khi nhìn thẳng, bạn mới có thể nhìn thấy con người thật của mình”.

Giữa ngẩng đầu và cúi đầu không chỉ là tư thế, mà còn là thái độ và phẩm chất. Cuộc sống sẽ được viên mãn và thăng hoa chỉ trong cái chớp mắt này.

Như nhà văn Dị Trung Thiên đã nói: “Cuộc đời có 3 cái đắc, đó là bảo trì bình thản, cúi xuống và ngẩng đầu lên”.

Chúng ta nên là một người tỉnh táo và có phương hướng giữa ngẩng cao đầu và cúi đầu.

Minh An
Theo Aboluowang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *