Làm chủ được tâm trạng thì mới làm chủ được cuộc đời. Napoleon đã từng nói: “Người có thể làm chủ được tâm trạng bản thân thì còn vĩ đại hơn viên tướng đánh hạ được một tòa thành”…
Trong cuộc sống, người có thể có thành tựu lớn, thường là người có phẩm hạnh đoan chính, có thể nghiêm khắc giữ mình.
Người có thể làm chủ được tâm trạng bản thân, đa phần đều là người có EQ cao.
Tâm trạng chính là tâm ma, bạn không làm chủ được nó thì nó sẽ nuốt chửng bạn.
Bất kỳ lúc nào, con người cũng không nên làm nô lệ cho tâm trạng của mình, cần học cách giữ tâm trạng ổn định.
Việc đơn giản không tranh cãi, việc phức tạp không phiền não, khi nổi nóng thì không nói, khi tức giận thì không ra quyết sách.
Thà giữ im lặng như kẻ ngốc, nhất định không mở miệng chứng minh mình không phải kẻ ngốc.
Một người làm chủ được tâm trạng bản thân, không làm tổn thương người khác, không gây phiền phức cho mình, thường có lòng cảm ơn, thì đó chính là người có tu dưỡng cao.
Người thực sự xuất sắc là người sớm bỏ được tâm trạng
John Milton, nhà thơ, soạn giả và nhà bình luận văn học người Anh đã từng nói: “Một người nếu có thể làm chủ được tâm trạng, dục vọng và sự sợ hãi của mình, thì người đó còn hơn cả quốc vương”.
Bí quyết thành công chính là hiểu được sức mạnh để làm chủ được nỗi thống khổ và niềm vui, mà không bị sức mạnh này chế ngự.
Nếu có thể làm được điểm này, thì bạn đã có thể nắm bắt được cuộc đời mình.
Rất nhiều người chúng ta có thể thấy rằng, kẻ địch lớn nhất của thành công không phải là thiếu cơ hội hay thiếu kinh nghiệm, tri thức… mà chính là thiếu bản lĩnh làm chủ đối với tâm trạng của bản thân.
Bởi vì khi phẫn nộ, không khống chế được giận dữ, khiến những người hợp tác xung quanh lặng nhìn rồi lui bước.
Khi ưu sầu thì phóng túng sự ủy mị của bản thân, để cơ hội trôi qua trước mặt.
Kazuo Inamori, chủ tịch của tập đoàn Japan Airlines đã từng nói: “Thành công không được có tâm trạng vô vị”.
Người càng thành công thì càng hiểu được tầm quan trọng của việc trừ bỏ tâm trạng.
Người thực sự xuất sắc thì lấy làm việc là chính, và sớm trừ bỏ được những tâm trạng làm tổn hại đến đại cuộc.
Bởi vì họ biết, khi bị “tâm trạng hóa” thì không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Quá nhiều tâm trạng không những làm phân tán sự tập trung, mà còn can nhiễu đến hành vi của con người, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc, thậm chí còn khiến sự tình xấu đi.
Trừ bỏ được tâm trạng thì có thể giảm thiểu tiêu hao tinh lực, từ đó có sự tập trung tốt trong công tác và cuộc sống.
Làm chủ được tâm trạng mới là năng lực lớn nhất thành tựu bản thân.
Tấm lòng quyết định tầm cao của cuộc đời. Cái tâm của bạn lớn bao nhiêu thì thế giới của bạn lớn bấy nhiêu.
Nếu ngay cả tâm trạng bản thân mà không làm chủ nổi, thì dẫu cho bạn có cả thế giới này, sớm hay muộn bạn cũng sẽ hủy hoại nó.
Làm chủ được tâm trạng thì sẽ làm chủ được hành vi, làm chủ được hành vi thì sẽ làm chủ được cuộc đời.
Tâm trạng là con dao 2 lưỡi, tâm trạng tiêu cực sẽ từng bước kéo bạn xuống vực sâu. Còn tâm trạng tích cực thì dẫu bạn trong địa ngục cũng có thể kéo được bạn trở về.
Làm chủ được tâm trạng bản thân thì mới có thể làm chủ được cuộc đời mình.
Nếu bạn không làm chủ được tâm trạng, thế thì tâm trạng sẽ làm chủ cuộc đời bạn, khiến cuộc đời bạn nổi chìm cùng với nó.
Nhà tâm lý học tại Harvard – giáo sư Daniel Gorman nói: “Cái gọi là EQ chính là năng lực quản lý tâm trạng”.
Cái gọi là EQ cao chính là chỉ người có thể làm chủ tâm trạng của mình, không để tâm trạng khống chế bản thân, lại có thể dùng các phương thức giao tiếp thỏa đáng khiến người khác dễ chịu.
Người không làm chủ được tâm trạng mình thì dẫu có năng lực lớn đến mấy cũng chẳng có tác dụng.
Mọi người đều biết, trong khoảnh khắc con người giận dữ thì IQ là bằng 0.
Người không làm chủ được tâm trạng mình, giống như con thuyền nan giữa biển trời giông bão, hoàn toàn mất đi tự chủ.
Khi bạn ung dung kiểm soát được tâm trạng mình, thì giống như vị thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, hoàn toàn không để ý đến nó, không bị tâm trạng chi phối, tự nhiên bạn sẽ trở nên hòa ái.
Một người tùy ý để tâm trạng phun trào mà không kiềm chế nổi, thì nhất định không có duyên với việc đại sự.
Người thiếu sự kiềm chế và thiếu tính cách nhẫn nại, thì đã chú định cuộc đời cực xấu tệ.
Việc thong dong thì có dư vị, người thong dong thì có dư tuổi thọ.
Thong dong bình lặng, không những giúp ích cho sự nghiệp thành công, mà quan trọng hơn là thể hiện được cảnh giới và tấm lòng của con người, chỉ người thực sự thành thục mới có thể làm được.
Thong dong là đạo xử thế, là đạo dưỡng sinh
Tâm trạng lên xuống, đều có thể ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.
Nếu một người vui buồn giận dữ bất thường thì chú định mọi người sẽ mất tín nhiệm về người đó, ai nấy đều tránh xa.
Một người thực sự thành thục, thực tế chỉ có làm 2 việc: Làm chủ tâm trạng mình, và tìm biện pháp giải quyết vấn đề.
Người xưa nói: cứng rắn dễ gãy, mềm mại trường tồn.
Cùng với bề dày tuổi tác, chúng ta cũng nên học cách hoàn thiện tâm tính bản thân, làm chủ tâm trạng mình.
Cuộc đời không dài – thế nên, biết lẽ sống chính là một loại hạnh phúc, nên trân quý.
Nguồn aboluowang
Đường Vân
Làm chủ được tâm trạng ,bạn mới làm chủ được cuộc đời, không gây tổn hại cho bản thân,cho mọi người,cuộc sống sẽ yên ả hơn,mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn. Tâm thái bình lặng không bị ảnh hưởng ,phiền nhiễu bởi những điều không như ý ,không gây bất an trong tâm. Mọi việc trong cuộc sống sẽ được giải quyêt chuẩn mực và ổn thoả, không dễ mắc sai lầm.