Home/Đời Sống/Khi thấy đủ thì lòng tôi an nhiên hơn mọi thứ!
Đời Sống

Khi thấy đủ thì lòng tôi an nhiên hơn mọi thứ!

‘Một ổ 5k, hai ổ cho luôn…’ – ‘Tui tưởng đâu chú là người đi bán dạo’. Cách làm từ thiện ‘chẳng giống ai’ của chàng trai nghèo khó đất Sài Thành

Người đàn ông đơn thân, tật nguyền kiên quyết từ chối nhận hơn 70 triệu đồng tiền quyên góp từ thiện. “Khi thấy đủ thì lòng tôi an nhiên hơn mọi thứ!”

1. Cách làm từ thiện ‘chẳng giống ai’ của chàng trai nghèo khó đất Sài Thành

Những ngày qua, sáng nào anh Lâm cũng thức dậy sớm, lệ khệ chất đầy lên chiếc xe cub 50 cà tàng của mình với đủ các thứ, nào là bánh, sữa, dầu gió, bánh mì, khẩu trang,…

Và rồi, trong bộ đồ jean sờn cũ, cái nón ngồ ngộ và mang đôi dép lào, anh rong ruổi khắp các đường phố Sài Gòn để trao tận tay những món ấy, có lúc kèm còn theo 500k, cho những người dân khó khăn với cách tiếp cận rất bình dân và hóm hỉnh của mình.

Ảnh chụp màn hình TCT

Anh đơn giản đến mức nhiều người còn không nỡ nhận bánh anh cho vì tưởng anh cũng là người đi bán dạo.

Với chiếc điện thoại để tạm trong túi áo, anh giúp cho mọi người hiểu hơn về những mảnh đời vất vả trong những ngày giãn cách xã hội này. Bởi anh cho rằng “Tớ chỉ đang tham gia một “vở diễn cuộc đời” vừa hài vừa bi, mà ở đó, “sân khấu” của tớ là cả Sài Gòn này”.

Có lẽ, sau này, khi dịch có qua đi, chắc hẳn mọi người cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh một anh Lâm bình dị, rong ruổi trên từng con phố Sài Gòn với tiếng rao đặc biệt: “Bánh mì không cô chú ơi, một ổ 5 ngàn, hai ổ cho luôn,…”. Để rồi, chính hành động tử tế, không ngại gió mưa, sớm tối của anh Lâm suốt hơn một tháng qua thật sự đã giúp được rất nhiều người khó khăn trên đường phố.

Và chắc anh cũng không ngờ rằng, nó cũng đã giúp rất nhiều người trên cả nước, thông qua những video mộc mạc của anh, cảm thấy thật ấm lòng và nuôi dưỡng được sự thánh thiện trong tâm hồn mình.

2. Người bán vé số nghèo từ chối nhận hơn 70 triệu đồng tiền quyên góp

Ảnh chụp màn hình TCT

Câu chuyện của ông Vũ Văn Sơn (63 tuổi, quê tỉnh Long An) hiện đang ngồi trên vỉa hè đường Hai Bà Trưng (Quận 3, TP.HCM) bán vé số kiếm sống.

Cũng như bao mảnh đời cơ cực khác, đang lang thang trên mảnh đất Sài thành để mưu sinh, cuộc đời ông Sơn đã gặp nhiều bất hạnh:

Năm 16 tuổi, căn hầm ông trú ẩm bị một trận pháo kích, ông từ một cậu học trò giỏi, trở thành người tật nguyền vĩnh viễn, hai tai không nghe thấy gì, cả đời chỉ có thể ú ớ trong cổ họng.

Sau khi lấy vợ, vợ ông làm những việc không đúng đến nỗi mang nợ, bán cả 5 công đất. Do không khuyên can được bà, ông đã rời bỏ quê nhà với hai bàn tay trắng, lên TP TP.HCM kiếm sống..

Khi quyết định rong ruổi khắp TP.HCM mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai thì người đàn ông ấy lại bị đủ mọi bệnh tật mãn tính hành hạ, từ chứng cao huyết áp, hở van tim rồi đến thấp khớp… khiến ông không đủ sức khỏe để làm việc.

Không còn cách nào khác, ông đã chọn ngồi trên một góc vỉa hè đường Hai Bà Trưng, bán vé số để kiếm sống. Và thật may mắn cho ông, thành phố sa hoa đất Sài Thành đã không thiếu những tấm lòng hào phóng, hảo tâm giúp đỡ.

Khi không có chỗ ở, ông đã được một người ở Quận 1 cho ở trọ miễn phí. Đại lý vé số nơi ông lấy vé đi bán cũng cho ông nhận vé trước trả tiền sau…

Hàng ngày, luôn có những người đi đường tranh thủ mua ít tờ vé số ủng hộ, nhiều bạn trẻ ngoài mua vé số còn đem quà bánh đến biếu ông. Một số người chọn cách giúp đỡ bằng việc mua vé số rồi nhanh chóng rời đi khi ông đang lúi húi tìm tiền lẻ để thối lại.

Thậm chí, khi biết hoàn cảnh của ông, có một cô gái tên là Nguyễn Đỗ Trúc Phương (27 tuổi, ngụ Quận 1, TP.HCM) đã kêu gọi cộng đồng mạng trên facebook giúp đỡ ông, chính cô đã tìm đến và trực tiếp gửi tặng ông 75 triệu đồng.

Tuy nhiên, người đàn ông câm, điếc và mang nhiều bệnh trên người ấy đã khiến cô gái nhỏ bất ngờ khi từ chối không nhận số tiền đó. Cô gái đành tự ý bỏ vào chiếc hộp nhỏ của ông 20 triệu thì ông chỉ xin nhận 5 triệu đồng.

Sau này, Phương ngỏ ý muốn tặng ông chiếc xe đạp mới, ông cũng từ chối.

Ông chia sẻ về nguyên nhân mình từ chối nhận số tiền lớn:

“Tôi bán vé số kiếm từng đồng. Khi được mọi người thương yêu, giúp đỡ dù ít dù nhiều, tôi cũng cảm thấy rất vui và đều trân trọng. Nay tôi được mọi người giúp số tiền lớn như vậy, tôi vui, hạnh phúc lắm. Nhưng với tôi, đủ là được. Tôi chỉ xin nhận số tiền tôi cảm thấy đủ. Khi thấy đủ thì lòng tôi an nhiên hơn mọi thứ. Phần còn lại để giúp những người khó khăn khác”

Khi câu chuyện về ông được chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người càng cảm phục người đàn ông đơn chiếc, tật nguyền nhưng có tấm lòng đáng quý. Chiếc xe đạp cũ có treo bảng ghi dòng chữ: “Tôi bị câm điếc. Xin cô bác giúp đỡ. Cám ơn nhiều” càng trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương với người dân vùng này.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *