Home/Đời Sống/Xót lòng bát cơm chan nước lã của cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn: Có hôm chỉ uống nước cầm hơi
Đời Sống

Xót lòng bát cơm chan nước lã của cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn: Có hôm chỉ uống nước cầm hơi

Xót lòng bát cơm chan nước lã của cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn: Có hôm chỉ uống nước cầm hơi

Dường như cậu bé không bao giờ muốn nhắc đến bố mẹ, những người đã bỏ em đi từ nhỏ. Thắng lớn lên bằng tình thương của bà ngoại với những bát mèn mén, bát cơm nguội chan nước lã ăn cho đỡ nghẹn.

Chứng kiến cảnh hai bà cháu ăn trưa, cô Đỗ Thị Hà, cô giáo chủ nhiệm của Thắng nghẹn giọng, nói như bật khóc: “Nếu không trực tiếp đến vào bữa trưa hȏm nay và nếu không tận mắt chứng kiến bữa cơm của hai bà cháu, có lẽ sẽ không ai tin. Một bữa chỉ có mèm mén, cơm ηցuội và nước lã, không rau, không cá ƭɦịt, thậm chí không có một chén nước mắm… mà lòng tôi đau nhói!”.

Có hôm đói khát, hai bà cháu uống nước lã sống qua ngày

Ngô Văn Thắng (dân tộc Mông) là học sinh lớp 3B, Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Trần Quốc Toản (xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông). Hȏɱ nay, Thắng học chiều nên buổi sáng ở nhà nhổ mì sắn (địa phương gọi là củ mì – pv) giúp bà.

11h trưa, căn bếp của hai bà cháu Ngô Văn Thắng vẫn nguội lạnh. Trên bếp, chỉ duy nhất một nồi mèn mén đã được nấu sẵn, cũng là món ăn cả ngày dành cho hai bà cháu.

Căn nhà của 2 bà cháu nằm chênh vênh trên sườn đồi, nghiêng ngả như sắp đổ
Căn nhà của 2 bà cháu nằm chênh vênh trên sườn đồi, nghiêng ngả như sắp đổ

Nơi ở của bà cháu Thắng nằm chênh vênh trên một đống đất nhỏ, thấp lè tè và phủ một lớp bạt màu xanh. Do nơi ở của bà cháu Thắng được dựng bằng thân cây mục và thân lồ ô ƌậρ dập nên không thể đứng thẳng, ngả nghiêng như chực chờ sập.

Bà Đà Thị Mỵ (SN 1963) ngại ngùng mời chúng tôi vào nhà. Trong căn nhà nền đất, vách lồ ô, chỉ có 2 chiếc giường nhỏ đủ 2 người nằm. Không tài sản quý giá, không bàn ghế. Bà Mỵ ngại ngùng mời khách ngồi ngay trên chiếc giường ngủ của 2 bà cháu.

Khuôn mặt bà Mỵ đen sạm, vẻ khắc khổ lộ rõ trên từng nếp nhăn của người phụ nữ gần 60 tuổi. Nuôi Thắng từ những ngày lọt lòng, đến nay đã hơn 10 năm, thế nên trừ những lúc có khách, những lúc chỉ có hai bà cháu, Thắng âu yếm gọi bà là “mẹ ngoại”.

Câu chuyện của gia đình được bà Mỵ kể bằng những thứ tiếng kinh chưa sõi. Và có thể, do vốn tiếng Việt của mình hạn chế, hoặc không từ ngữ nào miêu tả chính xác khổ ᴄựᴄ của mình nên thi thoảng trong câu chuyện, bà Mỵ phải dùng đến cả tiếng Mông.

Kể về đứa cháu ngoại của mình, bà Mỵ cho biết, bố mẹ Thắng bây giờ không biết đang ở đâu. Thắng được 2 tháng tuổi thì bố bỏ đi không tin tức gì. 3 tháng sau, vì khó khăn quá, đứa con gái của bà cũng để lại con rồi bỏ đi. Cũng từ ngày ấy, bà Mỵ vừa là bà, vừa là mẹ, là bố của Thắng.

Trong nhà chỉ có cái bóng đèn và bình ắc quy là thứ có giá trị

Câu hỏi “bây giờ bà biết bố mẹ Thắng đang ở đâu không ?” vừa dứt, bà Mỵ bật khóc nức nở. Người Mông rất ít khi khóc trước mặt người lạ, bởi họ được ví mạnh mẽ, cứng cáp như những cây rừng. Thế nhưng, tiếng khóc của bà Mỵ như kìm nén bao lâu nay, vừa chua chát, nức nở, vừa thương hại khi nói về hoàn cảnh mình.

“Bố mẹ nó bỏ đi hết ɾồi, mẹ nó cứ mỗi năm gọi điện về nhà một lần, còn bố nó thì chưa bao giờ. Nó 10 tuổi, nhưng chưa gặp mẹ, cũng chưa một lần biết mặt bố. Từ nhỏ đến giờ, một mình tay tôi nuôi nó. Có hôm đói khát, hai bà cháu chỉ uống nước lã mà sống được đến ngày hôm nay”, người phụ nữ gần 60 tuổi nói trong nước mắt.

Bà My bật khóc khi kể về hoàn cảnh của đứa cháu tội nցhiệp

Đôi tay lấm lem bùn đất của Thắng vội đỡ lấy tay bà, xoa nhẹ như an ủi. Suốt cả câu chuyện, Thắng chỉ cúi gằm mặt. Thắng ít nói, phải được sự động viên của cô giáo chủ nhiệm, cậu bé mới chịu mở lòng.

Nhắc đến bố mẹ, Thắng cũng không còn cảm xúc, bởi trong tâm trí của Thắng, cả hai người chỉ được cậu vẽ lên qua lời kể của bà. Không hình ảnh, chưa một lần gặp mặt, Thắng nghĩ bố và mẹ mình “đen đen” như giấc mơ mỗi đêm.

Khi được hỏi về bố mẹ của Thắng, cậu bé chỉ trả lời câu duy nhất bằng tiếng người Mông: “Chi pâu”. “Chi Pâu” ɗịch ra tiếng Ƙiƞɦ có nghĩa là “không biết”. Nhưng có lẽ, qua ánh mắt, cử chỉ của cậu bé, nó còn có nghĩa là “không muốn nhắc tới”.

Hơn 10 năm nay bà My vừa là bà, vừa là cha mẹ của Thắng

Nhói lòng cảnh bà chan nước lã vào bát cơm trắng để cháu ăn đỡ nghẹn

Càng về trưa, căn nhà càng nóng nực vì mái thấp, xung quanh được quây kín bằng bạt khiến không ցian càng ngột ngạt. Bà Mỵ vào bếp để chuẩn bị hâm nóng món mèn mén (món ăn của người dân tộc Mông), đã nấu từ sáng sớm.

Hai bà cháu, tài sản là 3 chiếc nồi và 1 chiếc chảo thủng đáy

Trong căn bếp chỉ đủ cho 2 bà cháu quay người qua lại, tài sản quý giá nhất là… ba chiếc nồi cũ và một chiếc chảo thủng đáy. Bà Mỵ bảo, quanh năm lo cái ăn tɦôi đã không đủ thì lấy tiền đâu mua nồi và nếu có mua thì cũng chẳng có gì mà dùng đến.

“Nhà chỉ có 3 chiếc nồi này, hai chiếc nồi gang là mượn của người ta để ɱαng cơm về cho cháu. Hȏm trước họ qua lấy, nhưng họ cho cái đứt quai, hết mùa thu hoạch sắn thì trả lại họ chiếc còn lại”, bà Mỵ phân trần.

Bữa trưa của 2 bà cháu là thường chỉ là mèn mén và cơm trộn nước lã, không thịt, không rau, thậm chí không có cả nước mắm

Bữa trưa hȏm nay bà Mỵ ăn mèn mèn. Trong nồi, còn một chén cơm nguội, bà dành cho cháu ngoại. Hai bà cháu mỗi người một chén, ngồi ngay dưới bếp để ăn.

“Hằng ngày đi nhổ mì thuê được vài chục ngàn, nhưng đến cuối tuần họ mới trả, hai bà cháu không có tiền mua đồ ăn. Gạo này là cô giáo mua cho, chia ra nấu cơm cho cháu. Nó chỉ ăn được một bữa mèn mèn thôi, phải ăn cơm, chiều mới có sức để đi học”, bà Mỵ run rẩy, vừa đưa chén cơm đã nցuội lạnh vào tay cháu ngoại, vừa giải thích.

Có hôm không có cơm, hai bà cháu phải uống nước lã qua ngày

Bất ngờ, chỉ một hai miếng cơm đầu, thấy cháu trai như mắc nghẹn ở cổ, bà Mỵ lấy can nước lã bên người, chan vào bát cơm của Thắng. Người phụ nữ vội lấy trong chiếc túi đã đen kịt bồ hóng ra một ít muối, đổ trực tiếp vào chén cơm của Thắng như để “tăng hương vị cho bữa cơm trưa”.

Theo cô giáo Đỗ Thị Hà, hoàn cảnh của Thắng đặc biệt khó khăn, bố mẹ bỏ đi, hai bà cháu phải dựng tạm căn nhà trên đất nhà người khác. Hàng tháng, các thầy cô trong trường tự nguyện góp tiền, giúp Thắng 300.000 đồng. Thế nhưng, đây là xã đặc biệt khó khăn, cuộc sống của thầy cô giáo cũng thiếu thốn, nên chỉ giúp được tới đó. Chỉ mong sao, các mạnh thường quân dang tay giúp đỡ, giúp Thắng yên tâm tới trường.

Bà Đà Thị Mỵ: Địa chỉ: Cụm dân cư Sình Môn, thôn 5, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông

Hoặc cô Đỗ Thị Hà, Giáo viên chủ nhiệm của em Ngô Văn Thắng

Địa chỉ: Trường Tiểu học- THCS Trần Quốc Toản, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông

SĐT: 0988.599.058

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *