Home/Văn Hóa/Dân gian có câu rằng: “Người tham bốn thứ, cả đời phí công” nói về điều gì?
Văn Hóa

Dân gian có câu rằng: “Người tham bốn thứ, cả đời phí công” nói về điều gì?

Dân gian có câu rằng: “Người tham bốn thứ, cả đời phí công”, bốn thứ ở đây chính là rượu, sắc, tài, khí. Vì sao rượu, nữ sắc, tiền tài, và cái khẩu khí hơn thua này lại nguy hại đến như vậy?

Nguyên nhân chính là: “Rượu không hộ hiền, sắc không hộ bệnh, tài không hộ thân, khí không hộ mệnh”. Đây cũng chính là bốn câu nói kinh điển mà người xưa muốn nhắn nhủ thế nhân.

Nếu như có thể hiểu thấu đáo thâm ý trong đó, chắc hẳn chúng ta sẽ minh bạch rằng, đây là “bốn giới” trong nhân sinh, cũng là lời khuyên nhủ từ đáy lòng của tổ tiên.

Thứ nhất, “rượu không hộ hiền”

Như câu nói “rượu là thuốc độc ngấm vào ruột”, từ ý nghĩa bề mặt có thể hiểu rằng: mặc dù rượu là thứ không thể thiếu trong cuộc sống đời thường, nhưng “uống rượu hại thân” là điều mà tất cả mọi người đều có thể biết.

Một người nếu như không cách nào kiểm soát được hành vi của chính mình, mỗi lần uống rượu đều say đến rối tinh rối mù, như vậy rất dễ khiến cho người khác cảm thấy chán ghét và lánh xa.

“Rượu không hộ hiền”, ý nói rằng một người có phẩm đức cao thượng, nếu như uống rượu quá lượng, cũng rất dễ dàng làm ra một số sự tình không thể tưởng tượng được.

Mặc dù từ góc độ y học mà nói, uống một chút rượu vừa phải có thể trợ giúp huyết dịch tuần hoàn, còn có thể dự phòng xơ cứng động mạch. Thế nhưng nếu không biết giữ chừng có mực, sẽ dẫn đến hành vi cá nhân không thể kiểm soát.

Thứ hai, “sắc không hộ bệnh”

Cổ nhân nói: “Sắc là dao cạo xương”. Nếu như một người quá ham muốn sắc dục, sẽ dễ tổn thương nguyên khí, dẫn đến sinh ra bệnh tật, đồng thời cũng xuất hiện các vấn đề về tinh thần… Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc và học tập, lâu dần cơ thể sẽ suy sụp hoàn toàn.

Mọi người thường nói “trên đầu chữ sắc có cây đao”, trên thực tế hàm nghĩa chính là: nếu túng dục quá độ, khẳng định sẽ tạo thành uy hiếp nghiêm trọng đối với sức khỏe thân thể.

Lại có câu rằng: “Thủy mãn tắc dật, nguyệt mãn tắc khuy”, có nghĩa là nước đầy sẽ tràn, trăng tròn sẽ khuyết. Nếu như lúc còn trẻ không biết khắc chế dục vọng, đến khi về già có hối hận thì cũng đã muộn.

Thứ ba, “tài không hộ thân”

Liên quan tới câu tục ngữ này, có rất nhiều cách giải thích. Trong đó có một cách giải thích phổ biến là: giữa những người thân thích với nhau nếu như xuất hiện việc trao đổi tiền bạc, cũng rất dễ ảnh hưởng đến tình cảm của nhau.

Cổ nhân nói: “Thân thích không chung tài, chung tài đoạn vãng lai”. Ý nói rằng, giữa những người thân thích thì tốt nhất đừng nói chuyện tiền bạc, nói theo lối thời thượng hiện nay thì chính là “đừng nói chuyện tiền bạc làm sứt mẻ tình cảm”.

Trong cuộc sống hiện thực, cho dù là người thân hay bằng hữu, đều rất dễ dàng xảy ra tình huống: vì liên quan đến lợi ích mà trở mặt thành thù. Cũng có không ít những người con bất hiếu, vì tranh đoạt nhà cửa và di sản của cha mẹ, mà sẵn sàng ra tay đánh chửi nhau. Hiện nay trên internet, tin tức liên quan đến phương diện này đặc biệt nhiều.

Thứ tư, “khí không hộ mệnh”

Dân gian có câu rằng: “Khí là mầm rễ gây tai hoạ”. Bởi vì một người lúc đang tức giận, lưu lượng máu tăng nhanh, hormone tuyến thượng thận cũng tăng nhanh, điều này khiến người ta dễ trở nên đặc biệt kích động.

Tính khí của mỗi người là khác nhau, cho nên khả năng nhẫn nại trước một loại hành vi hoặc sự tình nào đó cũng rất có hạn. Một khi khí huyết tấn công vào tim, kiểm soát không nổi cảm xúc, sẽ việc nhỏ xé ra to, cuối cùng làm nên sự tình không lý trí.

Trong cuộc sống có rất nhiều ví dụ như vậy. Có những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như lông gà vỏ tỏi, thế nhưng chỉ vì kích động mà dẫn đến đánh nhau, thậm chí tang thương, phạm đại tội giết người. Những vụ án kiểu này xuất hiện không ít, nhưng trên đời lại không có thuốc hối hận để bán.

Người xưa nói rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”. Nếu như tất cả mọi người đều có thể hiểu được đạo lý này, thì có lẽ những tranh chấp và mâu thuẫn sẽ ngày càng ít.

Sinh khí sẽ ủ thành đại họa, hơn nữa còn dẫn đến thân thể xuất hiện bệnh tật. Bởi vì “khí hỏa công tâm, khí đại thương can”, những người có tính khí không tốt thường thì gan cũng không tốt.

Tục ngữ trong văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, trải qua thời gian dài đằng đẵng, đã thẩm thấu đến từng mọi mặt của cuộc sống, ví như cách đối nhân xử thế, sinh hoạt thường thức, nhân sinh cảm ngộ… Tài sản tinh thần mà người xưa lưu lại đã mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn.

Có câu nói rằng: “Tiền nhân trồng cây, hậu nhân hóng mát”. Ca dao tục ngữ, đều là người thế hệ trước tổng kết và tích lũy từ kinh nghiệm sống, lưu truyền cho đến nay, để chúng ta trên con đường nhân sinh có thể phạm ít sai lầm, và có một cuộc sống đầy thú vị.

(Theo Vision Times)

Người quang minh chính đại thì bệnh tật không xâm phạm được

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *