Home/Văn Hóa/An ủi lớn nhất đời người là tìm được người lắng nghe mà không phán xét
Văn Hóa

An ủi lớn nhất đời người là tìm được người lắng nghe mà không phán xét

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta thường có rất nhiều tâm tư, tình cảm, những niềm vui, nỗi buồn,… có những điều rất muốn chia chia sẻ với người khác, nhưng để tìm một người luôn luôn lắng nghe mình chia sẻ không phải là là điều dễ có trong cuộc đời này.

Có một một câu câu chuyện như thế này: Có một cô bé hằng ngày đến trường, cô rất muốn tâm sự với những người bạn của mình nhưng chẳng ai nghe cô bé nói, về nhà thì bố mẹ bận công việc nên cũng không không có thời gian hỏi han cô bé.

Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Nhưng cô bé cũng không được yên, vì cô rất bé nhỏ và nhút nhát nên hay bị những đứa trẻ lớp trên trêu chọc, giật cặp sách, giật tóc, đôi khi cả đánh nữa.

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. 

Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi: Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc?

Cô bé lại òa lên tức tưởi: Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!.

Ông già hiền hòa đáp: Vậy ông sẽ nghe cháu nói!.

Và cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo cô đừng buồn và hãy đi về nhà.

Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, dần dân mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống.

Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp đánh. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên để chia sẽ cho vơi bớt nỗi buồn tủi. Cô bé vội vã, chạy qua đèn đỏ…

Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đá mà cô bé hay ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không thấy cô bé đến.

Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét.

Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – Chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kitty – chú mèo được làm ra với mục đích lắng nghe tất cả mọi người mà không phán xét. 

Nhiều khi trong bộn bề cuộc sống, người ta đặt tất cả tâm trí và tinh lực vào công việc, vào sự mưu sinh mà họ quên mất những niềm vui nho nhỏ của trẻ thơ đó là được nói chuyện, được quan tâm, được chia sẻ.  Điều đó là một sự tổn thương tình cảm không hề nhỏ và không ít đứa trẻ đã bị trầm cảm hoặc rơi vào trạng thái tâm lý cô đơn. 

Kể cả những người lớn chúng ta, thường có rất nhiều tâm tư, tình cảm, những niềm vui, nỗi buồn,… có những điều rất muốn chia chia sẻ với người khác, nhưng để tìm một người luôn luôn lắng nghe mình chia sẻ không phải là là điều dễ có được trong cuộc đời này.

Ngày nay chúng ta thường bị các công công cụ hiện hiện địa đại chi phối, chúng ta cứ tưởng tưởng vào một quán nước hoặc quán cà phê một nhóm bạn 5 người ngồi với nhau thì thường có 4 bạn cầm trên tay chiếc điện thoại lướt lướt,… người bạn còn lại muốn nói chuyện với các bạn cũng là điều xa xỉ.

Bởi vậy chúng ta nên học cách quan tâm, lắng nghe chia sẻ của những người xung quanh mình, học cách lắng nghe mà không phán xét là điều không dễ làm được, nhưng nếu làm được vậy thì tâm của bạn đã đủ rộng để có thể gánh vác việc lớn.

Và trong cuộc đời này nếu bạn có thể tìm được một người có thể luôn luôn lắng nghe bạn chia sẻ mà không nhàm chán, không phán xét thì bạn hãy nên trân trọng tình cảm và mối quan hệ đó. Bởi thường những người như vậy có thể là người bạn cần tìm trong cuộc đời này.

Vì vậy có thể nói an ủi lớn nhất đời người là tìm người lắng nghe mà không phán xét.

Biên tập: Nhung Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *