Home/Văn Hóa/7 điều không bao giờ nên làm trong cuộc sống
Văn Hóa

7 điều không bao giờ nên làm trong cuộc sống

Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nếu một người có thể sống cuộc đời này một cách bình yên và hạnh phúc, đó là một may mắn lớn. Thực ra, muốn sống vui vẻ mỗi ngày không khó lắm, chỉ cần bạn tin luật nhân quả và luôn sống lương thiện.

Đồng thời, có một số điều bạn không bao giờ nên làm, vì những điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn:

1. Bất hiếu. 

Không phải tự nhiên mà trong “Bách thiện hiếu vi tiên”, chữ “Hiếu” luôn là nhân tố hàng đầu để đánh giá phẩm tính và đức hạnh của một con người. Sống có hiếu với cha mẹ thì sẽ được người đời ca tụng, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Ngược lại, những ai không thể làm tròn đạo Hiếu cũng chính là tự cắt đứng nhân duyên tốt lành của chính mình. Đến công lao sinh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành còn có thể phủ nhận, họ làm sao có thể trân trọng thiện ý và tấm lòng từ những người xung quanh.

2. Dục vọng

Phật nói, con người đối với dục vọng thì như cầm đuốc lửa mà đi ngược gió. Nếu không bỏ đuốc xuống thì tất bị cháy tay. Độc tố tham dục ở ngay trong thân tâm, y như đuốc lửa ở nơi tay mình. Không sớm đem đạo hạnh mà trừ bỏ thì như ham cầm đuốc lửa, tất có cái họa cháy tay.

Khi dục vọng lên ngôi thì khổ đau xuất hiện. Lòng tham và dục vọng là những nhân của khổ đau. Mọi sự vật đều đổi thay không sớm thì muộn. 

Vậy chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì mà cần phải tinh cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy hạnh phúc viên mãn. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

3. Lòng tham

Tham lam là sự đắm say, ham muốn, sự đam mê về một điều gì đó. Lòng tham biểu hiện từ nhỏ đến lớn, từ những thứ đơn giản đến những thứ phức tạp và càng vi tế hơn rất nhiều. 

Nó sẽ khiến con người không có điểm dừng và tạo ra những nghiệp xấu, rơi vào nhân quả trầm luân sinh tử mà không khéo chúng ta không nhận ra mình đang tham và mức độ tham của mình như thế nào?

4. Nói xấu người khác

Cuộc sống không chỉ toàn màu hồng, nó giống như hình sin có lúc lên cao tới đỉnh, có khi tụt xuống đáy. Khi bị người mà mình tin tưởng, thân thiết trở mặt ai cũng cảm thấy bị tổn thương, dằn vặt. Tuy nhiên, đừng bao giờ tự trách mình, mắng chửi hay căm giận đối phương, cũng đừng bao giờ hối hận vì đã chân thành trong mối liên hệ ấy.

Nếu không thể tha thứ hay bỏ qua những lỗi lầm bạn cũng đừng thù ghét đối phương, đó chính là cách để cuộc sống này nhẹ nhàng, an yên hơn.

Bạn hãy thử im lặng nghe họ trút hết bực dọc trước. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thắm hơn hẳn. Đây chắc chắn là cách giải quyết tuyệt vời.

5. Vô ơn

Người không biết đủ, bạn hết lần này đến lần khác cho họ, giúp đỡ họ nhưng chỉ một lần không cho, họ lập tức sẽ khó chịu với bạn. Việc gì bạn cũng nhận lời với họ, một làn từ chối họ sẽ oán bạn cả đời.

Bạn cần phải biết rằng, có một số người sống như loài lang sói vậy, không biết tri ân, không biết cảm ơn. Lại có một số người giống như loài rắn vậy, máu lạnh vô tình.

Với họ, sự tử tế của bạn chính là một viên kẹo, ăn rồi sẽ chẳng còn nữa. Còn những chỗ thiếu sót của bạn được họ xem như một hạt mầm, mọc rễ, đâm chồi, thâm căn cố đế.

Lại có những người không lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng. Họ chỉ quen với việc đòi hỏi mà quên mất cảm ơn.

Sự lương thiện của bạn, họ xem thành nhu nhược. Lòng tốt của bạn, họ chẳng hề cảm kích. Tất cả những việc bạn làm, họ xem như là điều hiển nhiên.

6. Trộm cắp. 

Khái niệm trộm cắp rất rộng, chỉ cần là thứ không của riêng ai, dù là mẩu giấy hay cây bút trong công ty cũng bị coi là trộm cắp, dù đôi khi chúng ta có tâm ngay thẳng nhưng cũng rất bình tĩnh để suy xét ngay cả những chuyện nhỏ

Nhưng loại hành vi này làm tiêu hao phước lành của chính bạn, và bạn chắc chắn sẽ phải chịu tổn thất tương tự vào một lúc nào đó. Vẫn có một số đối tượng chuyên trộm cắp, nhưng dù có “làm giàu” thì cuối cùng cũng lâm vào cảnh nghèo khổ khốn cùng.

7. Nói dối

Nhiều người đạo đức giả thậm chí không nhận ra những sai lầm của bản thân. Còn người chân thật sẽ tìm cách tự mình giải quyết những vấn đề của chính mình trước. Họ nói là làm và nói gì làm nấy, giữ đúng cam kết. Và mọi việc họ làm dựa trên sự tự nhận thức của họ.

Sự hòa hợp giữa mọi người phụ thuộc vào sự chân thành lẫn nhau và tránh những cảm giác sai trái. Không phụ lòng người thân, bạn bè, chỉ cần bạn luôn đối xử chân thành thì nhất định sẽ chiếm được lòng tin của người khác. 

Nếu 7 mục trên không liên quan gì đến bạn thì xin chúc mừng bạn! Bạn phải là một người có phúc khí và cao quý, và cho dù bạn có gặp khó khăn gì bây giờ, trời xanh cũng sẽ luôn bảo hộ bạn, tương lai của bạn nhất định sẽ thay đổi rất nhiều, và cuộc sống tươi sáng hơn.

Nguồn Dusheng
Hằng Tâm biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *