Home/Văn Hóa/Tại sao Đức là cái gốc để làm giàu?
Văn Hóa

Tại sao Đức là cái gốc để làm giàu?

Cuộc sống không có ai khi vừa bắt đầu đã có một năng lực lớn, cũng không có người nào làm việc tuỳ tiện mà có thể thành công. Thói quen là một loại sức mạnh kiên trì bền bỉ lớn lao, có thể làm chủ cuộc sống. Bí quyết thành công là những kinh nghiệm được tích góp thông qua những thói quen hàng ngày.

1.  Đức là cái gốc để làm giàu

Phú quý không phải là việc xấu nhưng nó phải song hành với đạo đức. Nếu có thể “Phú hào hành thiện đức” (người phú quý hành thiện tích đức) thì chính là một người tốt, nhận được sự khâm phục của cả thiên hạ.

Tuy nhiên dùng tiền cũng có đạo, các thương nhân cổ đại dùng cần kiệm, trí huệ để gây dựng tài sản rất lớn, giàu có cả một phương. Họ thích làm việc thiện, tạo phúc cho bách tính và quốc gia, cũng làm cho công việc làm ăn của họ ngày càng thịnh vượng hơn.

Cùng với cần mẫn (Cần), tiết kiệm (Kiệm) cũng là một điều trọng yếu trong thương đạo. Cần để tăng thu nhập, Kiệm để tiết kiệm chi tiêu, Cần mà còn Kiệm nữa thì mới có thể đầy đủ, phong phú về tài lực, trí huệ và doanh thu.

Bởi vậy nếu chỉ lo làm giàu mà không lo tích đức thì đó là một hình thức phá sản lớn nhất của đời người, có câu nói rằng: “Đừng vơ vét của cải dưới đất, hãy tích lũy của cải trên trời”. Cảnh giới làm giàu cao nhất chính là tôn sùng đạo đức. Cổ nhân nói, phàm việc gì có đức thì mới được lâu bền. Suy rộng ra, kinh doanh phải có đức thì mới thịnh phát vững vàng, doanh nhân phải có tâm mới được xã hội nể trọng, tin tưởng. 

2. Thường xuyên đặt ra mục tiêu

Những người thành đạt là họ luôn hành động vì mục tiêu, họ sẽ lên kế hoạch và từng bước thực hiện công việc một cách hiệu quả. Cách tốt nhất để thay đổi bản thân là tạo ra những thói quen tốt sẽ gắn bó lâu dài, thay vì chỉ đưa ra các phương pháp giải quyết vấn đề nhất thời. Nếu bạn muốn chạy marathon, hãy hình thành thói quen chạy. Nếu bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết, hãy hình thành thói quen viết. Nếu bạn muốn tìm được sự tĩnh lặng trong tâm hồn, hãy hình thành thói quen thiền định.

Luôn có tầm nhìn xa trông rộng, thực hiện kế hoạch làm việc theo ngày, tuần, tháng, năm. Mục tiêu sẽ không có ý nghĩa nếu không có kế hoạch để thực hiện, vì vậy đặt ra mục tiêu cũng là trách nhiệm của mình với công việc.Có người nói rằng: “Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai”.

3. Cọi trọng sức khoẻ

Đừng đợi đến khi mất đi sức khoẻ rồi mới biết chăm sóc bản thân, cứ mãi chủ quan không chăm lo cho sức khoẻ của mình mà chỉ mải kiếm tiền. Con người thường không bao giờ hiểu được rằng rốt cuộc điều gì là trân quý nhất. Nói đó là tiền tài, nhưng có rất nhiều thứ mà bao nhiêu tiền cũng không mua được. Nói đó là nhà cao cửa rộng, nhưng một khi nhắm mắt xuôi tay thì cũng phải bỏ lại hết thảy, không mang theo được gì. Cho nên, những điều trân quý thì thường là vô giá, không thể dùng giá trị mà đo lường được.

Trong cuộc đời này, điều gì là trân quý nhất? Thân thể khỏe mạnh là điều trân quý nhất. Tình cảm thật lòng là trân quý nhất. Có người thân bạn bè bên cạnh, ấy là trân quý nhất. Được sống những tháng ngày vui vẻ thảnh thơi, ấy là trân quý nhất…

Tuổi trẻ đối với mỗi người là không thể trở lại một lần nữa, để ta có thể chờ đợi ngày mai, chờ đợi tương lai. Chúng ta không đợi đến khi năm tháng không buông tha cho ai, chờ đến khi thân xác hao mòn, đến khi lực bất tòng tâm… thì mới phát hiện rằng tất cả chỉ còn lại tiếng thở dài ngao ngán.

Những người giàu có không phải họ giỏi về dự đoán tương lai nhưng hằng ngày họ nỗ lực dự đoán các xu hướng trong tương lai. Bởi vậy nếu bạn muốn làm giàu, hãy thực hiện hằng ngày thói quen dự đoán những thách thức có thể xuất hiện trong tương lai. Nhà tỷ phú người Mỹ – Warren Buffett từng nói “Nếu ai đó đang được ngồi trong bóng mát hôm nay vì họ đã trồng cây từ rất lâu trước đó”.

4. Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu

Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ được giao, người thành công thường mong muốn hoàn thành công việc vượt chỉ tiêu, họ sẵn sàng làm cả những công việc không nằm trong nhiệm vị của mình và không ngừng trau dồi thêm kiến thức cho bản thân

Sống ở đời con người gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm: với cha mẹ, với con cái, với vợ/chồng và với xã hội. Để hoàn thành bổn phận của mình, đôi khi người ta phải hy sinh rất nhiều: hy sinh ước mơ, hy sinh cảm xúc và hy sinh cả sự an nhàn, thoải mái. Tuy nhiên thành công không phải ngẫu nhiên. Đó là sự chăm chỉ, bền bỉ, học hỏi, nghiên cứu, và quan trọng nhất, tình yêu đối với việc mình đang làm.

5. Sống tiết kiệm

Người giàu luôn biết cách tiết kiệm tiền. Họ biết mình có bao nhiêu tiền, mỗi ngày kiếm được bao nhiêu và nên chi tiêu sao cho hợp lý. Mặc dù có khối tài sản khổng lồ nhưng các triệu phú không bao giờ lãng phí tiền bạc vào những thứ họ không cần.

Khi tạo dựng sự giàu có, họ sẽ xây dựng những thói quen nhận biết cái gì là thiết yếu, cái gì là xa xỉ, và đó là thói quen gắn với họ. Họ có thể bắt đầu mua một vài thứ xa xỉ như một ngôi nhà đẹp hoặc một vài bộ quần áo hàng hiệu nhưng nó vẫn nằm trong phạm vi ngân sách của họ, và thường chỉ là một hoặc hai món không đáng kể. Tỷ phú Warren Buffett nói.“Nếu bạn mua những thứ mình không cần, bạn sẽ nhanh chóng phải bán những thứ bạn cần”.

7. Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn

Khi biết lắng nghe bạn sẽ học được rất nhiều từ người khác, trời sinh ra con người có hai cái tai nhưng chỉ có một cái miệng. Việc lắng nghe không chỉ hữu ích cho bản thân mà còn khiến công việc trở nên thuận lợi hơn, khi người khác cần sự giúp đỡ nếu bạn chú ý lắng nghe, sẽ có thể bạn giúp được họ nhiều hơn.

Có một phẩm chất mà ai cũng cần phải học, được gọi là đợi người khác nói xong. “Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự không hài lòng về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả.  Hãy  nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng chẳng được?

Đợi người khác nói xong là một loại năng lực, cũng là sự tu dưỡng tâm tính. Có một cách lắng nghe gọi là trầm tĩnh. Đó là một bầu không khí hài hòa, yên lặng và uy nghiêm, không lời nhưng cũng rất ấm áp, và đầy sức cuốn hút. Đợi người khác nói hết cũng là một phẩm chất của bậc trí huệ, chứ không phải nói thao thao bất tuyệt mới thể hiện mình là người có năng lực.

 Hằng Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *