Home/Văn Hóa/Những Lời khuyên đắt giá của cổ nhân giúp bạn hoá hung thành cát, chuyển hoạ thành phúc
Văn Hóa

Những Lời khuyên đắt giá của cổ nhân giúp bạn hoá hung thành cát, chuyển hoạ thành phúc

Người xưa rất tin vào số mệnh, họ thường nói: “Sống chết có số, phú quý do trời”. Điều gì trong số mệnh đã được định là có thì nó sẽ đến, còn điều gì không được định sẵn, thì đừng cưỡng cầu. 

Có nhiều người siêng năng chăm chỉ làm việc và có thể tích luỹ được chút tài sản, nhưng cũng có những người đã thật sự cố gắng nhưng của cải vẫn chẳng có là bao. Trong mắt con người ngày nay mà nói, cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Có rất nhiều việc như quyền lực, giàu sang hay nghèo khổ, thông minh hay chậm chạp, đẹp hay xấu, cơ hội hay vận hạn… giữa người với người là không thể công bằng. Yêu cầu mọi người được bình đẳng ngang nhau là điều không thể.

Nhưng để thoát khỏi những vận hạn cốt lõi vẫn là  bắt đầu từ tâm ý của chúng ta dẫn đến hành động, nếu đã trải qua thời gian dài nhưng vẫn chưa thoát khỏi vận đen, bạn cũng có thể tham khảo 12 cách sau đây.

1. Bình thản chấp nhận thử thách

Hoàn cảnh có thể chưa gặp may nhưng chúng ta không nên để cho tâm trí mình nghèo, bởi vì nếu tâm ý nghèo nàn thì không dễ thể thoát khỏi vận đen. Chữ “Cải” (tức là thay đổi), nghĩa là con người có thể cải đổi một phần số mệnh của mình thông qua cải biến tâm tính, tu thân dưỡng đức, hành thiện. Bởi vậy muốn cải biến vận mệnh trước tiên cần biết tu dưỡng phẩm hạnh, bài học đầu tiên của cuộc đời thật ra chính là nói đến việc con người cần biết hướng thiện, làm lành tránh dữ.

2. Tu dưỡng nhân phẩm

“Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” là một quan niệm trong văn hóa truyền thống mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến. Nó mang hàm nghĩa thật vô cùng sâu sắc, điều then chốt để vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió tất cả chính là ở tự tâm, vạn sự thành bại đều là do tâm niệm mà thành, mà hoại…

“Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tùy theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tùy tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm sinh”. Vạn sự vạn vật diễn biến ở thế gian đều do tâm mình tạo ra, tâm mình cảm nhận và chuyển nó theo cách của mình. Tốt xấu cũng tự mình mà ra, mọi sự vật hiện tượng xảy ra thế nào cũng là để chính mình tu dưỡng.

Cổ nhân tin rằng chỉ có thuận theo thiên đạo, tuân theo phép tắc, quy luật của vũ trụ, trọng đức hướng thiện, sửa đổi lỗi lầm, tránh làm việc xấu là có thể cải mệnh mà thôi. Bởi lẽ thiên đạo thưởng thiện phạt ác, vậy nên trong văn hóa truyền thống việc tu luyện, tu tâm dưỡng tính là biện pháp duy nhất để có thể tạo ra thay đổi lớn lao trong vận mệnh của bản thân mình.

3. An hoà

Khổng Tử nói: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, nghĩa là: Chỗ dùng của Lễ, lấy hoà làm quý. Người xưa coi trọng hòa khí, xem hài hoà là cảnh giới đáng để tu dưỡng của đời người

Sống trên đời, hài hoà với bản thân, hài hoà với người khác thì mọi việc xuôi gió thuận buồm, giao tình ấm áp. Có điều, lẽ thường muốn có hòa thì trước tiên phải nhẫn, mọi việc xuất phát từ sự chân thành và thiện ý thì chắc chắn sẽ được đáp lại.

4. Lương thiện

Thiện lương rất quý, thế nên không thể để những người ngụy thiện, tốt ngoài miệng xấu trong lòng lợi dụng sự thiện lương của bạn để đạt được mục đích của họ.

Không nên vì sợ bị người ta bắt nạt ức hiếp liền thu lòng thiện lương của bạn lại. Cũng không nên vì sợ người khác làm tổn thương bạn mà bạn trở nên không thiện lương nữa.

Người thiện lương tự mang theo vầng sáng may mắn, dù có bị lừa chịu thiệt thì Trời sẽ bù đắp, bị người ức hiếp thì được Trời bảo hộ.

5.Trang phục

Ăn mặc cũng thể hiện chuẩn mực của người đó ra sao, không nên ăn mặc lôi thôi, thô thiển. Cũng không nhất thiết luôn phải cố gắng ăn mặc sang trọng để thu hút sự chú ý của người khác, chỉ cần chúng ta chỉn chu tươm tất ắt sẽ toát ra được vẻ đẹp nội hàm từ bên trong. Ăn mặc trước tiên xem xét thân phận của mình và trường hợp hoàn cảnh thực tế, sau đó cân nhắc tình hình kinh tế gia đình để có cách ăn mặc hợp lý cho bản thân.

6. Biết lắng nghe, nói vừa đủ

Lão Tử giảng: Hiểu không đủ ắt sinh lo nghĩ, tín không đủ ắt nói nhiều lời. Muốn cải biến điều này thì cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình, đi những bước đi thực tiễn chắc chắn, mở rộng tầm nhìn. Có câu: “Học kinh tăng học vấn, học sử tăng kiến thức”, đọc nhiều sách cổ nhân, dùng trí huệ cổ nhân làm kinh nghiệm cho mình thì khi gặp sự việc ắt có kim chỉ nam dẫn lối, biết nên làm thế nào.

Người hay nói: “ Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Như vậy, lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.
Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và lâu dài với
mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kỳ khó khăn để tập trung vào những gì
người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông
điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình.

7. Giữ im lặng 

Im lặng cũng là một loại bao dung, thật hay giả của sự việc hãy để thời gian là câu trả lời tốt nhất. Bởi vậy bạn chỉ cần cố gắng học cách làm người tốt, sống lương thiện, học cách im lặng một cách thích hợp thì cuộc sống sẽ được thoải mái bình an.

8. Không sống buông thả 

Khi cuộc sống chúng ta không gặp may, đừng nghĩ đến uống rượu hoặc ăn quá nhiều, tìm  mọi cách để quên đi cảm giác thất bại. Đó là những ham muốn tầm thường mà có thể huỷ hoại thân tâm của bạn, chọn lựa cách tĩnh tại, thản đãng đối diện, giữ đầu óc tỉnh táo, để không cảm giác bốc đồng mù quáng, ít ham muốn hơn bạn sẽ không sợ bị sự cám dỗ của người khác.

9.Tránh tỏ ra mạnh mẽ

Cổ nhân dạy: “ Lùi một bước biển rộng trời trong”, khi chúng không thành công đừng cố tranh giành những thứ của người khác. Có một câu nói rằng, kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình chứ không phải đạp người khác dưới đôi chân. Chắc hẳn bạn cũng từng nghe câu, cái gì của mình rồi sẽ là của mình, không là của mình thì vĩnh viễn sẽ không thuộc về mình. Học hỏi và chăm chỉ hoàn thiện bản thân, làm tốt những việc cần làm không đồng nghĩa với đấu tranh và ngoi lên bằng mọi giá.

10. Trưởng thành

Trưởng thành không có nghĩa là chúng ta ngày càng cao lớn hơn, mà là tính cách chúng ta ngày càng trầm ổn hơn, khi gặp chuyện cay đắng chúng ta biết cách im lặng. Khi đã trưởng thành chúng ta biết dùng tâm thái ôn hoà, bình tĩnh để đối đãi với thế giới bên ngoài. Được tôi luyện nhiều khiến trái tim chúng ta bình yên và cởi mở hơn.

Người xưa thường nói: Khoan dung một chốc, giải nỗi lo trăm ngày. Khi gặp vận rủi, nếu bạn có thể cúi đầu một lúc, mọi việc sẽ trôi qua nhanh chóng.

Người xưa có câu: “Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ.” Trong cuộc sống, càng là người học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều thì họ càng hiểu được phải khiêm tốn, hiểu được rằng làm người phải học và biết cách “cúi đầu”.

Nguồn Secretchina

Hằng Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *