Home/Văn Hóa/Chuyển bại thành thắng, trong họa lại có phúc
Văn Hóa

Chuyển bại thành thắng, trong họa lại có phúc

Cổ nhân có câu: “Chuyển bại thành thắng, trong họa lại có phúc”. Nếu thấy người khác đã làm chuyện không tốt thì chúng ra không thể học theo? Câu chuyện dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu:

Cả binh lính hai nước Lương và nước Sở đều trồng dưa, có điều cách trồng chăm sóc của hai nước lại khác nhau rất nhiều . Binh lính nước Lương hàng ngày rất chịu khó tưới nước chăm bón cho ruộng dưa nên ruộng dưa rất tươi tốt, còn binh lính nước Sở thì lại khác,họ rất lười nhác ít khi  tưới bón cho ruộng dưa, kết quả ruộng dưa của họ không phát triển được nên ra rất ít quả và không ngon .

Huyện lệnh nước Sở nhìn thấy dưa nước Lương trồng được tốt tươi bỗng nhiên nổi giận, trách cứ binh sĩ của mình trồng trọt quá tệ. Binh sĩ nước Sở trong lòng tức tối, căm ghét việc binh sĩ nước Lương trồng dưa tốt hơn mình nên hàng đêm cho binh lính bí mậtdốc hết dưa của nước Lương lên, kết quả dưa của nước Lương đều chết khô cả.

Khi binh sĩ nước Lương phát hiện ra chuyện này, họ đã tức giận thỉnh cầu huyện úy, đòi nhổ lại dưa của nước Sở để trả thù. Khi nghe hết câu chuyên Huyện úy đã trình chuyện này lên Tống Tựu xin chỉ thị.

Tống Tựu nói: “Không được! Làm thế sao được! Nếu trả thù sẽ rước họa. Người ta nếu đối xử tệ với quân các ngươi, nếu các ngươi  giờ trả thù lại họ thì chẳng phải lòng dạ của các ngươi còn hẹp hòi hơn họ hay sao. Nếu các ngươi đã tin tườn ta thì ta sẽ hãy làm theo cách này: mỗi đêm đều cử người qua ruộng dưa nước Sở âm thầm tưới cho dưa, nhưng đừng để bọn họ biết”.

Theo lời dạy của huyện lệnh Tống Tựu, binh sĩ nước Lương mỗi đêm đều âm thầm tưới nước cho ruộng dưa bên nước Sở. Sáng hôm sau binh linh nước Sở đi tuần tra thì thấy ruộng dưa đã được tưới rồi. Ngày qua ngày ruộng dưa của nước Sở trở lên tươi tốt trước sự ngỡ ngàng của binh lính nước Sở và họ bắt đầu điều tra, theo dõi kỹ lường và biết được ai đã tưới cho ruộng dưa của mình.

Sở Vương nghe xong câu chuyện mặt đỏ ngượng ngùng xấu hổ, nói với viên quan chủ quản rằng: “ Ngươi hãy điều tra  xem những kẻ nào đã đi phá ruộng dưa nước Lương, xem chúng còn gây tội trạng nào khác nữa không? Hẳn đây là người nước Lương đang âm thầm trách giúp chúng ta”.

Sau đó Sở Vương đã cho chuẩn bị lễ vật gửi đến Tống Tựu biểu thị ý xin lỗi, và xin được kết giao với Lương vương.

Sở Vương thường khen ngợi Lương vương, cho rằng vua nước Lương biết giữ chữ tín. Cũng có thể nói là hai nước Lương Sở có mối giao hảo tốt là bắt đầu từ Tống Tựu. Cổ nhân có câu: “Chuyển bại thành thắng, trong họa lại có phúc”, chính là để chỉ chuyện này.

Biên dịch: Nhật Nguyệt

Nguồn: Secretchina

One thought on “%1$s”

  1. Nước Lương biết cách sống đẹp,có tấm lòng bao dung, không nhỏ nhen. Nước Sở vì thế rất nể phục và giao hảo kết thân từ đây. Đúng thật ,trong hoạ có phúc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *