Home/Văn Hóa/Biết nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần
Văn Hóa

Biết nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần

1. Tục ngữ có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Nơi bạn tôn trọng người khác, sẽ có người tôn trọng lại bạn. Bởi tôn trọng người khác thật ra chính là tôn trọng chính bản thân mình.

2. Tình thân ái giữa người với người là không thể thiếu, một người có thể tự lập một mình mà sinh tồn trong xã hội, nhưng nếu thiếu đi tình cảm thì dù có sống cũng chẳng thấy ý nghĩa. Kỳ thực, giúp đỡ người khác chính là bạn đang giúp đỡ chính mình, tha thứ cho người khác cũng là bạn đang tự cởi trói cho bản thân mình.

3. Giúp đỡ người khác không nhất định là giúp đỡ về mặt vật chất. Chỉ cần một lời hỏi thăm, một cái vỗ vai động viên, một nụ cười, cũng có thể khiến người khác cảm kích bạn vô cùng. Chủ động giúp đỡ người khác sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Trân quý sự giúp đỡ của người khác sẽ cuộc sống của bạn có thêm nhiều hy vọng và thêm nhiều tri âm.

4. Sống trong xã hội rộng lớn, không chừng ở một nơi nào đó sẽ có người lo lắng vì bạn. Thường hằng ôm giữ một trái tim cảm kích, điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn hài hòa hơn. Xây dựng tình hữu nghị cần phải dựa vào cảm kích mà vun trồng. Bởi có cảm kích, bạn mới trở thành một đồng sự tốt, một người bạn tốt, và một người thân tốt.

5. Có một loại tình cảm không thể đùa giỡn, đó chính là sự chân thành.

6. Tổng thống Mỹ Lincoln từng nói: “Mỗi một người đều thích được khen ngợi”. Ai cũng có mong muốn được là người hữu dụng trong mắt người khác. Bởi vậy, đối với thành tích và tiến bộ của người khác, ta cần phải khẳng định, cần phải khen ngợi và khích lệ với tâm thái thích hợp.

7. Khiêm nhường chính là một loại mỹ đức, nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần.

8. Nếu như bạn không may mắc lỗi với người khác, hãy chân thành xin lỗi. Việc này có thể giúp hai bên hiểu nhau hơn để hóa giải mâu thuẫn. Chúng ta tuyệt đối không nên xem lời xin lỗi thành như nỗi nhục, bởi nếu thế có khả năng bạn sẽ mất đi một người bạn thân.

9. Người với người tiếp xúc với nhau khó tránh khỏi có sự bất đồng. Vì mỗi người đều khác nhau, và không phải ai cũng là người không bao giờ mắc lỗi lầm. Dưới loại tình huống này, nên học cách độ lượng và khoan dung. Đừng bởi sai lầm của người khác mà canh cánh trong lòng. Khoan dung và độ lượng sẽ khiến con đường nhân sinh càng đi càng rộng.

10. Trong xã hội, làm người không giữ được chữ tín thì chẳng ai tin, như vậy thì rất khó lập thân trong xã hội. Cho nên chữ tín có thể nói như sinh mệnh thứ hai của con người. Ngược lại, người có chữ Tín có thể lấy được lòng tin của thiên hạ, đó là tài sản vô giá.

Minh Hoàng biên tập

One thought on “%1$s”

  1. Chữ tín rất quan trọng trong nhân cách làm người. Người không giũ được chữ tín thì coi như nhân cách bị huỷ hoại,bị người đời khinh ré, sống không dám ngẩng đầu,cả đời chịu nhục nhã. Tình cảm chân thành là thứ quý giá nhất mà con người đố xử với nhau, không gì so sánh bằng, khi trên cuộc đời bạn được bạn bè quan tâm ,lo lắng , giúp đỡ . điều ấy là một sự cảm kích và biết ơnTự họ không nói ra ,bạn cũng có thể cảm nhận một cáchsâu sắc.Một người luôn giúp đỡ người khác chắc chăn họ có lòng khoan dung va sống khiêm nhường.Đôi khi trong cuộc sống người sông chân thật hay bị hiểu lầm thật là đáng tiếc…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *