Home/Văn Hóa/Giàu có mà không nhân nghĩa sẽ tự rước họa vào thân và gia đình
Văn Hóa

Giàu có mà không nhân nghĩa sẽ tự rước họa vào thân và gia đình

Tất cả những luân lý và câu chuyện thật này đều cảnh báo thế nhân rằng: Giàu có mà không nhân nghĩa sẽ tự rước họa vào thân; giàu có và có nhân nghĩa mới có thể giữ được bình an cho mình và cả gia đình!

Trong tác phẩm nổi tiếng “Khuyến nhẫn bách châm” của Hứa Danh Khuê vào thời nhà Nguyên, có một câu nói: “Phú mà hiếu lễ, lời Khổng Tử dạy. Làm giàu bất nhân, Mạnh Tử giới cấm. Thế nên nhân ái đủ để tăng trường phúc và tiêu họa, lễ đủ để giữ vững thành công và phòng tránh thất bại”.

Ý nghĩa của câu nói trên đó là nếu giàu có thì cũng cần phải tuân thủ lễ nghĩa, đây là lời dạy của Khổng Tử. Nếu giàu có mà không coi trọng nhân nghĩa, là điều Mạnh Tử đã răn cấm. Bởi vì nhân nghĩa có thể giúp mang thêm may mắn tới, tiêu trừ họa hại; trong khi lễ nghĩa có thể đảm bảo cho sự thành công và ngăn ngừa thất bại. Lời dạy của Khổng Tử và Mạnh Tử thực sự vô cùng quan trọng!

Giàu có về tiền bạc liệu có phải là một người có trong tay cả thế giới không? Giàu có thực sự có thể xui khiến được ma quỷ không? Thật ra là không! Giàu có mà không có lễ nghĩa, không có nhân đức, thì trên thực tế là chiêu mời rắc rối. Đối với tiền tài, nên coi nhẹ một chút, bởi nó sinh không mang đến được, tử cũng không mang đi được. Hà cớ phải làm nô lệ của đồng tiền?

Trong “Luận ngữ” có kể lại một câu hỏi của Tử Cống: “Làm sao có thể giàu có mà không kiêu ngạo?”.

Khổng Tử đã trả lời: “Vậy thì có phú quý rồi thì cần phải có lễ nghĩa”.

Thánh nhân có ý rằng giàu có không kiêu ngạo không bằng giàu có mà lễ nghĩa, cũng giống như quên hẳn sự giàu có của bản thân.

Trong “Mạnh Tử” dẫn lời của Dương Hổ, thuộc hạ của nhà họ Quý, nước Lỗ, nói với Đằng Văn Công: “Giàu có thì không nhân nghĩa, hành nhân thì không thể giàu”.

Đại ý hành nhân là tuân theo Thiên lý. Giàu có rồi có thể phóng túng dục vọng của con người, trong khi Thiên lý và dục vọng không thể song hành. Mạnh Tử lo lắng Đằng Văn Công phóng túng dục vọng và quên mất Thiên lý, nên đặc biệt trích dẫn câu này để đáp lời ông ta, hy vọng Đằng Văn Công hồng dương thiên lý, và kiềm chế dục vọng con người, vì vậy ông nói: “Đây là lời cảnh báo của Mạnh Tử”.

Nhân nghĩa chắc chắn có thể mang tới thêm điều may mắn và tiêu trừ họa hại. Ví dụ, Vi Tử đã ba lần đến thỉnh kiến Tống Cảnh Công vì thiên tượng bất thường. Tống Cảnh Công ba lần đều trả lời cần tự vấn về những sai lầm của mình. Vì vậy, Vi Tử nói: “Ông đã nói lời người nhân nghĩa ba lần, Trời cao nhất định sẽ thưởng ông ba lần. Ban đêm các chòm sao nhất định sẽ hoán đổi vị trí ba lần, ông có thể tăng thêm 21 năm tuổi thọ”.

Quả đúng sau này điều này đã ứng nghiệm. Tống Cảnh Công thực sự sống thọ thêm 21 năm.

Trong cuốn “Luận Hành Phi Hàn” của Vương Sung có viết: “Sự tồn tại của một quốc gia phụ thuộc vào lễ nghĩa. Đoàn Can Mộc không tham lam quyền lực và tiền bạc, Ngụy Văn Hầu tôn trọng ông, đi xe qua nơi ở của ông, bèn cúi khom lưng hành lễ để tỏ lòng kính trọng. Quân đội nước Tần nghe chuyện này, cuối cùng không dám tấn công nước Ngụy coi trọng lễ nghĩa”.

Bộ sách này còn nói: “Đức hạnh của Nho sĩ là tôn trọng lễ nghĩa. Ngụy Văn Hầu đi xe qua nhà của Đoàn Can Mộc, hành lễ tôn kính, quân đội nước Tần hùng mạnh đã rút lui, và bảo tồn vùng đất của nước Ngụy. Điều này là nhờ vào phẩm hạnh tài đức của Đoàn Can Mộc và sự lễ nghĩa, cao thượng của Ngụy Văn Hầu”.

Những ví dụ trên đều chứng minh hiệu quả vô cùng lớn của quy tắc nhân lễ nghĩa. Người có phúc rồi nên giữ vững lễ nghĩa, và đừng để mất nó. Tất cả những luân lý và câu chuyện thật này đều cảnh báo thế nhân rằng: Giàu có mà không nhân nghĩa sẽ tự rước họa vào thân; giàu có và có nhân nghĩa mới có thể giữ được bình an cho mình và cả gia đình!

Nguồn secretchina

Đường Vân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *