Home/Văn Hóa/Trí tuệ từ nghe mà có được, hối hận từ lời nói mà sinh ra
Trí tuệ từ nghe mà có được, hối hận từ lời nói mà sinh ra
Văn Hóa

Trí tuệ từ nghe mà có được, hối hận từ lời nói mà sinh ra

Việc chưa tới không nên nói nhiều, việc tới rồi không cần động thanh sắc, việc đã xong không cần khoa trương tài năng.

Trong xã hội hiện đại ngày nay cuộc sống vội vàng làm cho con người quên đi sự ‘tĩnh lặng’ của cuộc sống vốn nó là hương vị tạo nên khung cảnh yên bình.

Cổ nhân có câu, “nói thao thao bất tuyệt” mà không suy nghĩ xem lời nói của mình có ai nghe hay không hay chỉ nói cho mình nghe. Sự im lặng, trầm tĩnh là cách cư xử thông minh trong  việc đối nhân xử thế và giải quyết sự việc.

Lời nói xuất từ thiên tính, im lặng xuất từ trí tuệ

Trầm tĩnh, im lặng không phải là không nói bất cứ điều gì cả mà là chỉ nên nói những gì cần nói, những gì không nên nói thì không nói mag làm tổn thương người khác. Lời nói không có nội dung, hàm nghĩa thì chỉ là những lời nói suông, nói cho vui.

Im lặng đúng thời điểm có sức mạnh vô cùng lớn, sức mạnh ấy giống như được kết lại từ những tinh hoa tụ lại. “Lời ác” chưa nói ra thì sẽ chưa gây hại, chưa có tính sát thương nhưng khi đã nói ra thì đau như lưỡi dao cứa vào thịt .

Người chân thành thường ít nói, những người “mưu kế nhan hiểm” cũng ít nói nhưng tâm địa cực kỳ độc ác. Trượt chân ngã còn có thể đứng dậy đi tiếp, lời nói đã chót nói ra thì không thể thu hồi lại.

Kẻ tiểu nhân luôn nói lời thâm hiểm, người quân tử luôn nói chân thật

Người thông minh nghĩ trước nói sau, kẻ vô minh nói trước nghĩ sau

Người thông minh xưa nay thường không muốn để lộ tài năng của mình, họ hiểu nhiều mà nói ít. Họ suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới nói. Đó cũng là đức tính khiêm cung, không phô trương bản thân mình.

Người bình thường khi nói chuyện cứ mải nói ra điều mình biết, nhưng người trí tuệ lại luôn lắng nghe người khác nói.

BT: Nhật Nguyệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *