Home/Văn Hóa/Sống trên đời, vì sao phải biết ‘trở về con số 0’ đúng lúc?
Sống trên đời, vì sao phải biết ‘trở về con số 0’ đúng lúc?
Văn Hóa

Sống trên đời, vì sao phải biết ‘trở về con số 0’ đúng lúc?

Trong mắt Lão Tử, số 0 là điểm kết thúc, mọi thứ trên đời đến cuối cùng đều biến thành 0. Tuy nhiên, “0” cũng là điểm bắt đầu, giống như một tờ giấy trắng có thể vẽ nên những bức tranh đẹp đẽ nhất. Trở về “0” là một loại trạng thái, nói là “0” nhưng lại không hoàn toàn là “0”. Bởi vì nó ẩn chứa bên trong vô số khả năng của “có”…

Lão Tử từng nói: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Tạm dịch: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Ông cũng nói: “Hữu vô tương sinh”, “không” cũng có thể sinh ra “có”, mà “có” cũng có thể sinh ra “không”. Đạo sinh ra vạn vật, cuối cùng thì vạn vật lại trở về với đạo, quy về “không” tức là trở về “đạo”.

Sống trên đời thì nên biết “trở về con số 0” đúng lúc, bởi vì tất cả thành công hay thất bại đều trở thành quá khứ ngay tại thời điểm một giây sau đó. Quá khứ có thể hỗ trợ cho tương lai nhưng không thể thay thế. Trở về “không” đúng lúc là một loại ý thức tích cực để đối diện với tương lai, mỗi ngày đều có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Trở về “không” đúng lúc là để cái xấu trong quá khứ không ảnh hưởng đến tương lai, cũng là để điều không tốt không làm mê hoặc hiện tại.

Sống trên đời, vì sao phải biết ‘trở về con số 0’ đúng lúc?

Trí tuệ của “trở về số không” thực sự là một phép trừ, loại bỏ tất cả những vướng bận không cần thiết và biến điều phức tạp thành đơn giản.

Lão Tử nói: “Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí vu vô vi, vô vi nhi vô bất vi”. Tạm dịch: “Tu Đạo thì ngày một tổn hao đi, tổn hao rồi lại tổn hao tiếp, cho đến khi vô vi, không làm mà không gì là không làm”. Truy cầu đối với đạo là dựa vào giảm bớt, giảm bớt hơn nữa các chướng ngại như dục vọng của bản thân, những đòi hỏi quá đáng, cố chấp, kiêu ngạo… cuối cùng đạt đến trạng thái không còn dục vọng một cách tự nhiên, cũng là quá trình từ từ mà đạt được.

Lão Tử nói: “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục”, ý tứ là: “Thấy nguyên sơ, giữ mộc mạc, giảm suy nghĩ, bớt dục vọng”. “Tố” nghĩa là màu sắc vốn có ban đầu, giống như sợi tơ chưa qua tẩy nhuộm. “Phác” giống như gỗ chưa trải qua gia công vật liệu, nghĩa là muốn bảo trì trạng thái ban đầu, cảnh giới tư tưởng mộc mạc, bản sắc tự nhiên, chỉ cần có thể sống là được rồi.

Khi nội tâm suy nghĩ mọi thứ đơn giản thì thế giới xung quanh cũng giản đơn. Nếu tiếp tục để cho tâm trở về số 0, chính là để trong xã hội phức tạp nơi trần thế, nội tâm của mỗi người được gột rửa trở nên tinh khiết tốt đẹp, ‘phản bổn quy chân’ – quay trở về với bản tính tiên thiên vốn có của sinh mệnh.

Nguồn: Vision Time

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *