Thảm họa đại dịch ở Ấn Độ khiến cho chúng ta phải bàng hoàng tự hỏi: Tại sao một quốc gia được biết đến là cái nôi của Phật giáo lại xảy ra đại kiếp nạn?
Lễ hội thảm sát súc vật cầu may ở Ấn Độ
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hạ sinh tại Ấn Độ, và đây được cái nôi của Phật giáo. Tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng tâm linh của người Ấn Độ sẽ thấy Phật giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập thuở xưa đã trải qua nhiều lần cải tổ; và Ấn Độ ngày nay không chỉ là đất nước của Phật Giáo mà còn nổi tiếng bởi những hủ tục rùng rợn khác xa so với những điều Phật giáo nguyên thủy của Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy.
Thế giới từng kinh hoàng trước lễ hội thảm sát súc vật cầu may tại Ấn Độ, khi hơn 250.000 con vật bị giết trong một lễ hội cúng tế cho nữ Thần Hindu, kéo dài 2 ngày: ngày 28 và ngày 29/11/2014. Lễ hội cúng tế này diễn ra 5 năm một lần nó thu hút hàng triệu tín đồ Hindu đổ về tham dự. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo. Các quan chức địa phương cho biết các nghi lễ tôn giáo này diễn ra tại đền thờ nữ thần Gadhimai ở Bariyarpur, Nepal, gần biên giới Ấn Độ. Họ cho rằng bằng cách cúng tế hàng ngàn con trâu, chim bồ câu và dê, các tín đồ tin rằng, nữ thần Gadhimai sẽ mang lại sức mạnh, may mắn và thịnh vượng cho dân chúng.
Lễ hội bắt đầu vào lúc bình minh của ngày đầu tiên với nghi lễ gọi là Panchapari, giết chết 5 con vật: 1 con chuột, 1 con dê, 1 con gà trống, 1 con lợn và 1 con chim bồ câu. Tiếp đó, khoảng 200 thợ mổ gia súc chuyên nghiệp sẽ dùng dao lấy hết sức chém lìa đầu các con vật đang được nhốt trên một khu đất rộng. Khoảng 6000 con trâu, gần 100.000 con dê và gia cầm như chim bồ câu và gà đã bị chết vì hiến tế cho nữ thần trong ngày 28/11 đầu tiên. Hơn 100.000 con vật khác cũng được giết mổ khi lễ hội kết thúc vào ngày 29/11. Đầu của các con vật sẽ được chôn trong một cái hố lớn để cúng tế cho nữ thần, trong khi da sẽ được bán cho các thương nhân đã ký hợp đồng trước đó. Khoảng 2,5 triệu tín đồ đã có mặt trong lễ hội để chứng kiến các nghi lễ cũng như thể hiện lòng thành kính đối với nữ thần sức mạnh của họ.
Việc sát sinh để cúng tế Thần có đúng hay không?
Các chính giáo lớn như Phật giáo, Đạo Giáo, Thiên chúa giáo… quan điểm tương đồng về quyền động vật, trong đó xuất phát từ đạo lý bất hại – cấm sát sinh, nghĩa là tôn trọng quyền được sống của các sinh mệnh, cả người hay động vật.
Kinh Vệ Đà, cuốn kinh sách đầu tiên của Ấn Độ giáo bắt nguồn từ thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên, dạy giáo lý gọi là Anisa, nghĩa là bất bạo động đối với tất cả chúng sinh. Bất bạo động không sát sinh từng là tư tưởng cốt lỗi trong tôn giáo cổ đại Ấn Độ. Theo đó, việc giết một con vật được coi là vi phạm giới luật cấm sát sinh và sẽ gây ra nghiệp xấu. Nguyên tắc cấm sát sinh trong Phật giáo thời kỳ đầu chính yếu tập trung vào việc không giết người và sát hại thú vật.
Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, việc tế lễ muôn thú được coi là tạo nghiệp rất lớn và nó không đem lại lợi ích gì cho tinh thần mà ngược lại nó đem lại tác hại cho người thực hành nghi lễ vì đã tạo nghiệp.
Trong 5 giới căn bản của người Phật tử, cấm sát sinh thuộc về giới thứ nhất. Nhiều tín đồ Phật giáo thực hành ăn chay và phóng sinh, trong đó động vật sắp bị giết mổ được mua và thả về tự nhiên.
Tế lễ muôn thú là một đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng Bà La Môn trước và vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào năm 262 trước công nguyên, vua Asoka của vương triều Maurian đã cải tạo sang Phật giáo. Ông đã ban hành các sắc lệnh mà chịu ảnh hưởng các giáo lý từ bi của Phật giáo cho tất cả các chúng sinh. Những sắc lệnh này bao gồm việc chăm sóc cho động vật và lệnh cấm hiến tế động vật, thiến gà trống và săn bắt nhiều loài thú săn khác.
Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau với nhiều sự khác biệt. Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đã bị cải biến theo lời giải thích của các tăng nhân sau này dựa theo pháp lý mà họ tự ngộ chứ không phải nguyên gốc từ những lời của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật giáo thuở xưa chỉ thờ cúng một vị Phật duy nhất là Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng đến ngày nay, Ấn Độ giáo đã thờ hơn môt triệu các vị thần khác nhau. Phật giáo tại Ấn Độ đã bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 7, và đạo Phật đã thật sự biến mất trên Ấn Độ vào thế kỷ thứ 14 do sự đàn áp của các chính quyền Hồi giáo.
Ngày nay tại Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo đồng thời lưu hành, tuy nhiên cơ bản đã khác biệt quá xa so với Phật giáo nguyên thủy. Đó là lý do mà những giới luật hàng đầu trong Phật giáo, như sát sinh lại biến thành những lễ hội thảm sát hàng triệu các sinh mệnh để hiến thần. Nhưng không chỉ động vật, Ấn Độ ngày nay còn được biết đến với những hủ tục đáng sợ trong đó có cả giết người.
Những hủ tục đáng sợ xảy ra tại Ấn Độ hiện nay
– Năm 2001, Cục Tội phạm quốc gia Ấn Độ thống kê, có tới gần 7.000 phụ nữ tại quốc gia này bị gia đình chồng thiêu sống chỉ vì không có đủ của hồi môn. Theo truyền thống vào ngày cưới, gia đình nhà gái sẽ tặng cho con gái của mình một món quà chủ yếu là trang sức vàng, đây được gọi là chêđerhang, tức tài sản của người phụ nữ. Tuy nhiên theo thời gian, phong tục này đã bị thay đổi, hầu hết các gia đình sẽ trả bằng tiền mặt và tài sản. Phong tục này bị lên án bởi nhiều người coi phẩm giá của người con gái được đo bằng tiền, hơn nữa còn đặt áp lực tài chính nặng nề cho nhiều gia đình. Nhiều cô dâu bị giết hoặc bị tra tấn dã man vì của hồi môn. Nhiều gia đình phải tự sát vì bất lực không có của hồi môn cho con gái.
– Điển hình cho vấn nạn này là câu chuyện thương tâm của chị Anduribi sống tại Luka thuộc miền đông Ấn Độ, đã gây làn sóng phản kháng của người phụ nữ. Cảnh sát địa phương cho biết, Anduribi 22 tuổi, bị chồng của mình đổ dầu hỏa lên người thiêu sống tại chỗ khi chị đang cho đứa con sơ sinh bú. Để che giấu hành vi tội ác, các gia đình nhà chồng đã dựng nên hiện trường giả, đặt cô gái và đứa trẻ sơ sinh bị bỏng nặng ngồi cạnh lò sưởi. Nghe tiếng kêu cứu, hàng xóm đã phát hiện và đưa cô cùng đứa trẻ đến bệnh viện, nhưng cả hai đã tử vong trên đường đi.
– Một số vùng Ấn Độ cho rằng, nếu con gái lấy chồng sớm, gia đình sẽ tránh được việc chia nhiều cho của hồi môn. Vì vậy, đa phần những bé gái tại đây buộc phải về nhà chồng khi chỉ mới có 10 – 14 tuổi. Thậm chí một số bé gái đã trở thành nạn nhân vấn nạn lạm dụng lao động và tình dục. Vì áp lực phải trao của hồi môn nên cũng không lạ khi nhiều gia đình coi phụ nữ là một gánh nặng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn lo sợ con gái của mình sẽ không xinh đẹp, không trắng trẻo hoặc có thể bị hãm hiếp nên không có ai cưới. Trái lại, đàn ông là người nối dõi của gia đình và đem của hồi môn về cho gia đình. Do đó, khi biết mình đang mang thai bé gái, có nhiều người đã phá thai bằng cách nuốt các loài thảo mộc. Nếu sinh con gái, nhiều người còn giết con bằng cách để bé sặc sữa, cho ăn muối, ăn viên kẹo lớn, thậm chí là chôn sống.
– Một trong những nghi lễ gây phẫn nộ nhất ở Ấn Độ là đánh rơi trẻ sơ sinh. Tại đền thờ Sri Santeswar gần Indi, nghi lễ này đã được phổ biến khoảng 700 năm nay. Để trẻ được ban phước lành, đứa trẻ được đánh rơi từ độ cao 15m, và đám đông ở dưới sẽ tìm cách để đón lấy đứa bé. Hủ tục này đã bị lên án mạnh mẽ bởi Ủy Ban Quốc Gia vì Bảo vệ Quyền Trẻ em Ấn Độ vì những mối nguy hiểm tiềm tàng.
– Có một nghi lễ rất phổ biến của người Ấn Độ đó là buộc người phụ nữ phải hiến dâng mái tóc của mình cho Chúa. Họ tin rằng càng hiến dâng nhiều tóc thì Chúa càng ban phước cho người ấy, thậm chí những người Kỳ Na giáo còn tiến hành một nghi thức đau đớn gây phẫn nộ hơn là tuốt tóc của các tu sỹ cho đến khi hói và trọc đầu.
– Cộng đồng người Hồi giáo Ấn Độ đã tiến hành nghi lễ tự đánh bằng roi, dao và than khóc khi thân thể trần truồng bằng chuỗi dao lam. Họ nghĩ, mình sẽ được thần linh chấp nhận và ban phước lành khi ngâm mình trong máu mà không cảm thấy đau đớn.
– Theo người Ấn Độ, thánh Ahuisi là một thành viên của giáo phái Hindu thờ phụng chúa Siva, giáo phái được biết đến với các nghi lễ kinh dị sau khi chết. Họ không cấm kỵ ma túy, rượu, hay hành vi tình dục kỳ cục. Sau khi có người chết, họ sẽ bôi nhọ thi thể bằng tro hỏa táng, sử dụng xương và xác chết của con người làm bát hoặc đồ trang sức. Các thành viên của giáo phái thậm chí là ăn thịt đồng loại một cách công khai.
– Một thanh niên Ấn Độ hồi tháng 2/2016 đã bị chảy máu đến chết vì cắt lưỡi của mình để hiến tế cho một nữ thần trong đạo. Anh Bitacoi 28 tuổi đã bị ngất sau khi dung dao tự cắt lưỡi của mình và dâng lên nữ thần GuDa trong lễ hội thánh Navatri.
Đức Phật còn ngự nơi sông Hằng hay không?
Cũng với sự biến mất của Phật giáo chính truyền chân chính và sự phát triển của rất nhiều tôn giáo khác với những hủ tục đáng sợ, những nghi lễ kinh dị nó làm cho Ấn độ đang đi ngược hoàn toàn với những giáo lý chân chính.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, khải thị cho người đời sau rằng, 1.500 năm sau khi Ngài qua đời, nhân loại sẽ bước vào thời kỳ mạt Pháp. Tính đến hôm nay, hơn 2.500 năm đã trôi qua kể từ khi Đức Phật nhập niết bàn, có lẽ đã là thời kỳ suy bại tột cùng của mạt Pháp
Từ bài học về sự biến mất của Phật giáo trên chính đất Ấn Độ có thể thấy, không chỉ Ấn Độ mà tại các quốc gia khác, những hành vi xa rời đạo lý nhà Phật hay Thiên Chúa giáo đã trở nên hết sức phổ biến ngày nay. Thay vì thực hành tín ngưỡng chân chính, người ta lại sa vào các tin tức dị đoan. Các tăng ni trong chùa cũng tự mình cải biến Phật Pháp, giảng những điều trái đạo như: cúng dường để giải nghiệp cầu may. Nhiều chùa chiền cũng không còn là nơi để người ta tìm thấy sự thanh tịnh để tu tâm.
Trong kinh điển của Phật Giáo, Đức Phật không chỉ dung hình tượng số cát sông Hằng để ví cho vô số chư Phật và chư Bồ Tát. Vậy mà thảm họa đại dịch hôm nay ở Ấn Độ khiến chúng ta kinh hoàng tự hỏi: Thần Phật có còn ngự ở sông Hằng hay không? Khi con người đã hủy hoại sự thiêng liêng đó.
Vius Vũ Hán khởi nguồn từ Trung Quốc, mục đích là hủy hoại thế giới nhưng nó cũng là một phần của cuộc chiến chính – tà trong vũ trụ. Thần thông qua đó mà tiêu hủy nghiệp của chúng sinh. Vậy nên trong đại dịch chỉ có thể chuyên tâm soi xét lại chính mình, quốc gia mình, mới thấy được sự săp đặt vô hình của Thần Phật mới tìm ra lối thoát vượt qua đại dịch, nhận ra chính tà là cơ hội để thức tỉnh.
Đây cũng là lời nhắc nhở để con người chúng ta cùng nhìn lại những việc làm nào là tàn phá cây cối, động vật, đắp biển, … nó đã ngược với quy luật của tự nhiên. Hãy mau trả lại sự yên bình cho thiên nhiên, động vật thì cuộc sống của chúng ta sẽ được bình an.
Nguồn: DKN.tv