Người xưa cho rằng, những người mặc trang phục kỳ dị, hoặc quần áo không phù hợp với thân phận của mình, hoặc nam mặc quần áo của nữ, nữ mặc quần áo của nam, đeo trang sức quái dị, trang điểm kì dị,…, đều gọi là “phục yêu”, tức trang phục của yêu quái.
Mỗi người ăn mặc như thế nào đều ám chỉ vận mệnh tương lai của mình. Từ trang phục cũng có thể báo trước vận mệnh tương lai của mỗi người.
Vào thời Xuân Thu, vua nước Tề là Tề Linh Công thích xem nữ giả trang thành nam. Bởi vậy, ông ta ra lệnh cho tất cả phụ nữ trong cung mặc trang phục như đàn ông để mua vui.
Chẳng bao lâu sau, phụ nữ cả nước đều ăn mặc như đàn ông vậy, dẫn đến tập tục cả xã hội dần dần xấu đi: phụ nữ thì nổi loạn mạnh bạo, đánh mất đi vẻ ôn nhu hiền thục vốn có, từ đó mâu thuẫn gia đình ngày càng nổi cộm.
Chó đội mũ đeo dây, Đế vương mê Hồ phục, cuối cùng mất nước
“Hậu Hán thư” ghi chép rằng, vào những năm Hy Bình triều Hán, trong cung thường cho chó đội mũ lễ đeo dây đỏ để mua vui. Có một con chó đột nhiên chạy ra khỏi cung, chạy đến cửa phủ Tư Đồ, khiến ai nấy nhìn thấy đều cảm thấy kỳ quái.
Trong Kinh phòng “Dịch truyện” có nói rằng: “Quốc quân có hành vi không ngay chính, đại thần muốn soán vị, dấu hiệu là chó đội mũ mà chạy”.
Sau đó, Linh Đế bổ nhiệm con cái của các gian thần, hơn nữa còn điều động Ngự Sử mua bán chức quan ở Tây Viên, căn cứ giá cả cao thấp mà ban cho các chức quan khác nhau.
Những người này, người thì tham lam bạo ngược, kẻ thì nhu nhược như cái xác không hồn, thật là giống như chó đội mũ quan vậy. Vậy nên mới có điềm báo chó chạy vào cổng quan phủ.
Trong cung Tây Viên, Linh Đế dùng bốn con lừa trắng kéo xe giá để tiêu khiển. Thế là các công khanh đại thần, quý tộc, hoàng thân quốc thích đều bắt chước làm theo, thậm chí còn dùng con lừa để kéo xe có màn che của phụ nữ….
Lừa là con vật được người nông dân chăn thả nơi sơn cốc, lại trở thành phương tiện đi lại của hoàng thất quý tộc, cho nên lúc bấy giờ giá lừa và ngựa cũng ngang nhau.
Đây là dấu hiệu quốc gia sắp đại loạn, người chấp chưởng triều chính, hiền nhân, ngu phu bị lẫn lộn đầu đuôi, cũng chính là giống như con lừa ngu xuẩn vậy.
Linh Đế rất thích mặc trang phục người Hồ, treo màn trướng kiểu người Hồ, ngủ giường người Hồ, ngồi trên ghế người Hồ, ăn thức ăn, nghe tiếng đàn tiếng sáo, xem vũ đạo của người Hồ. Thế là các quý tộc, hoàng thân trong kinh thành đều theo nhau bắt chước.
Linh Đế còn nhiều lần ra lệnh cho thải nữ trong hậu cung giả trang thành chủ nhân khách xá, còn mình đóng vai thương nhân, đi vào khách xá, cùng thải nữ uống rượu mua vui.
Về sau, Đổng Trác chỉ huy đội quân người Hồ tiến vào chiếm cứ kinh thành, cướp bóc cung đình, đào xới lăng mộ hoàng gia.
Nam mặc trang phục của nữ là điềm xấu gở.
Vào những năm cuối thời Tây Hán, thiên hạ đại loạn, lúc ấy Lưu Huyền xưng đế, sử xưng Canh Thủy Đế. Canh Thủy Đế rất ghen tị với hai anh em nổi tiếng Lưu Dần và Lưu Tú, bởi vậy tìm cách xử tử Lưu Dần.
Canh Thủy Đế đi lên phía Bắc để đóng đô ở Lạc Dương, quan viên trong kinh thành và thân sĩ đều tới đón tiếp.
Nhìn thấy đám tướng lĩnh của Canh Thủy Đế đầu đội khăn trùm đầu của dân thường, người mặc quần áo ngắn tay thêu hoa của phụ nữ, mọi người bèn xì xào bàn tán, có người hé miệng cười thầm, có người sợ hãi bỏ chạy.
Các nguyên lão trong triều đình thở dài nói: “Đây là phục yêu, là điềm không may. Xem ra không lâu nữa sẽ có tai hoạ giáng xuống đầu Canh Thủy Đế!”
Khi em trai của Lưu Dần là Lưu Tú dẫn theo thuộc hạ đi đến Lạc Dương để xử lý công vụ, mặc quan phục của nhà Hán trước đây đi vào thành.
Rất nhiều quan lại sau khi nhìn thấy cảnh này, đều xúc động khóc, nói rằng: “Không ngờ rằng, lúc ta sinh thời còn có thể nhìn thấy vẻ uy nghi của quan nhà Hán”.
Từ đó, các danh sĩ trong thành đều kỳ vọng Lưu Tú có thể trở thành quốc quân của họ, phục hưng cơ nhiệp nhà Tây Hán.
Về sau, Lưu Tú thành lập quân đội của mình, kết thúc cục diện hỗn loạn những năm cuối triều Tây Hán, thành lập nhà Đông Hán, đưa cơ nghiệp nhà Đại Hán kéo dài 200 năm.
Loạn dùng mỹ phẩm hóa trang, cuối cùng chuốc họa
Vào những năm Linh Đế Kiến Ninh, những nhà giàu có trong kinh thành đều dùng cỏ lau chế thành hộp đựng đồ trang điểm, dân thường cũng làm như vậy.
Lúc bấy giờ có người nói rằng: Hộp vuông làm từ cỏ lau vốn bị các quận quốc thượng báo là dụng cụ có nghi án. Bây giờ chúng lại được sử dụng như bảo vật, có nghĩa là người trong thiên hạ đều phạm pháp và bị quan viên tư pháp nghị tội.
Đến năm Quang Hàn thứ 3, vào ngày Quý Sửu, triều đình ban bố triệu lệnh đại xá, phàm có nghi án thì một lần nữa thẩm tra xử lí, tất cả tên tuổi của những người này đều được cho hết vào hộp cỏ lau.
Vào những năm Hoàn Đế Nguyên Gia, phụ nữ trong kinh thành thường vẽ kiểu lông mày mỏng và uốn lượn, dưới hai mắt còn bôi lớp phấn như nước mắt, tóc chải thành búi tóc ngã ngựa, chính là chải búi tóc sang một bên đầu.
Lúc đi đứng thì phần eo vặn vẹo, dáng đi giống như khom lưng không có chi dưới, cười thì giống như đang bị đau răng, không thấy đâu sự vui vẻ.
Loại trang phục này, vốn là do vợ của đại tướng quân Lương Ký chế tác, đem phổ biến ở kinh thành, sau đó cả một vùng Trung Nguyên thi nhau bắt chước. Đây cũng giống như “phục yêu”.
Nhà Lương Ký hai đời đều làm đại tướng quân, hơn nữa còn là thông gia với hoàng thất, quyền thế nổi tiếng khắp vùng.
Vợ của Lương Ký thường trang điểm kiểu ưu sầu, phảng phất giống như vai diễn cô nương bị tiểu lại sĩ tốt cưỡng bức, cau mày khóc thút thít, búi tóc rối tán loạn, cho dù miễn cưỡng vui cười cũng khó nén nổi nỗi sầu khổ trong lòng. Vào năm Diên Hi thứ 2, cả gia tộc họ Lương quả nhiên bị xử tử.
Quân vương cam nguyện làm thứ dân
Trong những năm Vĩnh Thủy, Hán Thành Đế thích hóa trang thành thường dân bách tính lặng lẽ ra ngoài du ngoạn. Ông thường mang theo tư gia nô bộc, môn khách, chọn lựa một số người dũng mãnh cao lớn đi cùng.
Họ không đội mũ, chỉ dùng một tấm vải bố quấn tóc, mang theo đao kiếm, tất cả đều mặc quần áo màu trắng.
Ít thì có năm sáu người, nhiều thì mười mấy người cưỡi ngựa, cưỡi xe nhỏ, Hán Thành Đế và người đánh xe cùng nhau ngồi trên đệm xe nhỏ. Gần thì ra vào đường phố trong nội thành, vùng bỏ hoang nơi ngoại ô, xa thì tới các quận huyện bên ngoài Trường An.
Lúc ấy, những đại thần như Xa Kỵ tướng quân Vương Âm, Lưu Hướng nhiều lần khuyên can, nói: Trong “Dịch kinh” ghi chép rằng “đắc thần vô gia”. Đại ý là nói thiên tử coi thiên hạ như thần tử của mình, không có người tư gia.
Hiện tại bệ hạ từ bỏ thiên tử tôn quý và tôn hiệu, ưa danh phận thất phu thứ dân, tụ tập một nhóm người nhanh nhẹn dũng mãnh khinh bạc bất nghĩa làm tư khách.
Ở dân gian thì thu mua tư ruộng, ở Bắc Cung nuôi tư nô xe ngựa. Rời cung thất cùng kẻ ti tiện du đãng mua vui, tạp ngồi cùng một chỗ ăn uống, không có khác biệt vua – thần.
Hoàng cung nay trở thành vô chủ không cung, công khanh bách quan cũng không biết bệ hạ ở nơi nào. Thời cổ Quắc Công làm chuyện trái đạo làm vua, có Thiên Thần cảnh báo với Quắc Công rằng: sẽ trở thành thường dân bách tính làm chủ ruộng đất.
Nếu như chư hầu trong mộng đến ban thưởng ruộng đồng, đều là dấu hiệu tang vị vong quốc.
Ngài là Thiên tử cao quý, lại đi đặt mua tích trữ ruộng riêng tài vật, cam nguyện làm chuyện thứ dân tầm thường hay sao.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, quy tắc hành vi sinh hoạt của con người cũng là quy phạm được Thần đặt định. Thời cổ đại, quân, thần, con dân có văn hóa phục sức khác biệt, tức quân, thần, con dân cần giữ kỷ cương phép tắc.
Bắt đầu từ triều đại nhà Chu là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, đã có chức quan “ti phục”, chuyên quản việc áp dụng phục chế.
Trong “Chu lễ – Xuân quan” có nói rằng: “Ti phục chưởng vương chi cát hung y phục, biện kỳ danh vật, dữ kỳ dụng sự”, tức căn cứ nội dung nghi thức mà định ra phục sức.
Cổ nhân xem nhật, nguyệt, sao trời, núi, rồng, hoa, trùng, để vẽ, lấy ngũ sắc chế tác trang phục. Có thể thấy được rằng người xưa đối với áo mũ phục sức cũng hết lòng tuân thủ Thiên mệnh, cung kính Trời Đất.
Người xưa cho rằng: Một người ăn mặc không phù hợp với thân phận của mình, chính là không cung kính, có ý đồ mạo phạm thượng thiên, từ đó có thể dễ dàng chuốc lấy tai hoạ. Nếu như bản thân quốc quân từ lời nói cử chỉ, dáng vẻ thái độ đều thể hiện sự vô lễ, không có sự uy nghi, thì đối với quốc sự sẽ coi nhẹ, lãnh đạm kiêu hoành.
Từ đó sẽ tạo thành thủy tai, bách tính phải chịu nhận hình phạt áo cơm không đủ, tập tục xã hội cuồng vọng lỗ mãng, hơn nữa còn xuất hiện chuyện gian thần mạo phạm. Nếu như văn võ quan viên không tu dưỡng dáng vẻ uy nghiêm, hình dáng tướng mạo khí độ bị hao tổn, sẽ sinh ra tai họa.
Phàm là hình dáng tướng mạo có tổn thương, liền sẽ làm mộc (can) khí bị hao tổn. Vậy nên, nếu hình dáng tướng mạo dáng vẻ có sai lầm, sẽ dẫn đến giống như mùa thu bỗng nhiên âm u trời mưa như trút.
Lời kết
Ngày nay, chúng ta thường thấy mọi người gọi vật nuôi chó, mèo là “con”, tự xưng mình là “ba, mẹ” của chúng. Mọi người không biết rằng, xưng hô như vậy là tự ý muốn làm súc sinh, chính là khinh nhờn và xúc phạm đối với Thần linh, tổ tông và chính bản thân mình.
Đi trên đường, chúng ta thường xuyên nhìn thấy nhiều người mặc đồ ngủ, tóc tai bù xù, vv.
Cũng không khó để bắt gặp đàn ông ăn mặc chải chuốt, để tóc dài như phụ nữ, âm dương quái khí, uốn éo lả lướt, chải những kiểu tóc quái dị.
Nhiều người mặc quần lộ ra những lỗ rách, trang phục giống như ăn mày vậy. Có người mặc quần áo in đầy hình đầu lâu, giày, mũ, ba lô, trang sức cũng như thế.
Phụ nữ thì lưu hành kiểu trang điểm khóc lóc, đánh phấn mắt màu đỏ, như thể vừa mới khóc xong, đã trở thành trào lưu thời thượng.
Cứ như vậy, với cách ăn mặc và hóa trang, người ta đã biến mình trở thành hình dạng giống như ma quỷ vậy. Những hiện tượng này biểu thị rằng, chính khí và nội tâm trong sáng của con người đang ngày càng suy yếu, nhân tâm trở nên âm u ma biến, thẩm mỹ biến thành “thẩm xấu”.
Do đó, từ trang phục cũng có thể báo trước vận mệnh tương lai của mỗi người.
Con người trong thời đại ngày nay, không biết rằng hành vi quan niệm của bản thân đã ngày càng cách xa Thần, không hiểu được cái gì là thực sự đẹp, trang phục gì có thể mang đến vận may, cát tường và sức khỏe cho chính mình.
Đây chính là văn hóa biến dị, kết cục của nhiều cuộc vận động chính trị liên miên, nhồi nhét vô thần luận và triết học đấu tranh đấu Trời đấu Đất.
Mà đi đầu trong việc phản Thiên phản Địa phản truyền thống này, không thể không kể đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi ĐCSTQ soán đoạt chính quyền, đã triển khai nhiều cuộc vận động phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa hơn 5.000 năm.
Đại Cách mạng Văn hóa hủy hoại văn vật, di tích cổ, đàn áp văn nhân, phần tử trí thức, xuyên tạc lịch sử, sách giáo khoa.
Nó làm cho văn hóa Trung Hoa bị đổ gãy, sau đó dùng vô thần luận và thuyết tiến hoá để thay thế vào. Từ đó, người dân đã mất đi tín ngưỡng đối với Thần, cũng đánh mất đi tiêu chuẩn để phân biệt thiện và ác, tốt đẹp và xấu xa.
Bởi vậy, mọi người hiện nay trong vô thức mà biến bản thân mình trở thành ngang hàng như súc sinh, mặc trang phục của ma quỷ, nam nữ ma biến, âm dương đảo lộn. Với bộ dạng như thế, thử hỏi con người có còn xứng đáng để Thần xem là con người nữa hay không?
Con người chẳng phải đang rơi vào một tình thế vô cùng nguy hiểm hay sao! Bởi vậy, chúng ta nhất định phải lựa chọn con đường mà Thần đã chỉ lối, phản phác quy chân quay về với văn hóa truyền thống, hướng tới một tương lai hạnh phúc tốt đẹp cho chính bản thân mình.
(Theo Vision Times)
Tạc tượng Phật công đức vô lượng, vì sao người thợ lại bị đá đè chết?